Văn Khúc đón nhận Bằng Cây Di sản Việt Nam

15:00, 27/02/2013

HGĐT- Chưa bao giờ xã Văn Khúc quê tôi vào dịp đón xuân mới khắp thôn xómlòng người lại phấn khởi, nhộn nhịp tưng bừng như Xuân Quý Tỵ năm nay.



                  Cây Sui trong khuôn viên Trường THCS xã Văn Khúc.

Cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay khắp nơi công sở, trường học; cờ lễ hội rực rỡ tại các điểm di tích…Bởi quê tôi sáng 18.2 tức Mồng 9 tháng Giêng Quý Tỵ, tại Trường THCS xã Văn Khúc, long trọng tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 cây cổ thụ có tuổi đời từ gần 300 năm đến 1.500 năm cho cây Suitại xã Văn Khúc và cụm cây Vình ( Lộc Vừng) đồng Láng Chương xã Chương Xá thuộc huyện Cẩm Khê ( Phú Thọ). Vinh dự nối vinh dự lần đầu tiên trong lịch sử của xã được đón người lãnh đạo cao thứ hai của tỉnh về thăm - đồng chí Bùi Minh Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, cùng lãnh đạo UBND tỉnh, một số sở, ban, ngành tỉnh Phú Thọ; các đồng chí trongThường trực huyện ủy, UBND huyện Cẩm Khê, các ngành; cấp ủy, chính quyền và nhân dân 2 xã Văn Khúc, Chương Xá …cùng một số đại biểu là lãnh đạo các ngành, các cấp con em xã Văn Khúc hiện đang công tác, lao động tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Hà Nội…Dự lễ còn có lãnh đạo Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam…

 

Con đường làng từ ngoài đê vào xã khoảng 3 cây số tổng vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng, từ mấy tháng qua đã được đẩy nhanh tiến độ thi công theo tiêu chuẩn mặt đường quốc lộ. Ái oăm thay địa lợi, nhân hòa nhưng thiên chưa “thời”, nên mặc dù được đơn vị thi công rất cố gắng mà vẫn chỉ giải quyết được cơ bản phần thông xe để khách về xã được thuận lợi. Trong cái bắt tay chào đón các đồng chí lãnh đạo tỉnh ủy Phú Thọ, huyện ủy Cẩm Khê và các đại biểu ngành ở Trung ương, tôi cảm nhận được sự chia xẻ của các anh về những cái còn khó khăn của một xã còn nghèo. Các đại biểu ai cũng vui nói: Đây là lần đầu tiên được về xã Văn Khúc- một vùng quê lịch sử và văn hóa có từ thời Hùng Vương, với gần 20 di tích đình, chùa, miếu…thờ các vị anh hùng từ thời Hùng Vương đến nay trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, tiêu biểu như : Công chúa Quế Hoa- vợ Ba Vua Hùng thứ 17 là người làng xã Văn Khúc, người có công dạy dân trồng lúa, đánh giặc, dệt vải…; thờ tướng quân Cao Sơn, Quý Minh, Đại Hải có công giúp Vua Hùng Duệ Vương đánh giặc; hai nữ tướng Quỳnh Hoa và Nguyễn Thị Thanh thời Hai Bà Trưng đánh giặc Hán và hy sinh tại Văn Khúc, đại tướng quân Ma Khê có công giúp Vua Hùng thư 17, 18 đánh giặc, trị nước…, những vị tướnggiỏi dẹp loạn 12 sứ quân vv…Đặc biệt có cuộc khởi nghĩa của Đề Kiều tướng quân thời Cần Vương chống thực dân Pháp những năm chưa có Đảng, tuy sự kiện và sự thất bại của nghĩa quân hiện có những quan điểm khác nhau cần làm rõ …nhưng cũng để lại trong lòng nhân dân vùng hạ huyện Cẩm Khê một tình cảm, một suy nghĩ theo hướng tích cực.

 

Về quê lần này, tôi cảm nhận được sự quan tâm đến chính trị, kinh tế , đời sống văn hóa …của người dân quê tôi. Họ là những nông dân một nắng hai sương, đi chân đất thích hơn đi dép để cho tiện lội ruộng, ra vườn…Ngày tổ chức lễ đón nhận cây Di sản Việt Nam của xã, họ đến chật địa điểm, mặt người nào cũng hân hoan, rất nhiều người miệng còn nhai trầu …Họ lắng nghe các đại biểu trung ương, tỉnh, huyện nói về cái cây Di sản của Việt Nam tại quê họ? Tôi gặp gỡ nhiều người, ai cũng vui hết lòng bảo: Cái cây này trước đây ở gần đình làng thờ Công chúa Quỳnh Hoa con gái Vua hùng thứ 17 thiêng lắm; rồi chuyện có đôi rắn mào cứ ngày mồng một, rằm hay ra sưởi nắng dưới gốc cây Sui, nên ai cũng sợ “ ngài”. Vả lại cây này có nhựa độc tố cực mạnh, ai sứt tay, chân nhỡ dính nhựa coi như đi luôn…Vì sợ, nên mọi người không ai dám đến gần, không ai dám chặt phá. Cứ đời này truyền qua đời kia, nên cây Sui mới còn đến bây giờ để xếp vào hàng cây Di sản Việt Nam .

 

Theo đồng chí Tổng Thư ký Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam thì cây cổ thụ có niên đại vài trăm năm trở lên ở Việt Nam hiện nay rất hiếm, chính vì vậy cần được nhà nước và nhân dân quan tâm bảo vệ và chăm sóc, vì nó có ý nghĩa gắn với lịch sử, văn hóa… mỗi vùng miền, địa phương cũng như cả nước... trong mỗi thời kỳ phát triển của dân tộc. Cây Sui tại xã Văn Khúc theo các nhà khoa học và những bằng chứng gia phả để lại có tuổi đời gần 300 năm, trước đây ở sát cạnh đình Làng Rừng Già (Ô Đà), nay trong khuôn viên Trường THCS xã Văn Khúc, tán cây như chiếc dù khổng lồ che mát cho các em học sinh ngày hè… Trải qua hàng thế kỷ, cây Sui được chính quyền và nhân dân bảo vệ, chăm sóc, đến nay đường kính gốc, rễ rộng khoảng 30 mét, hàng chục chiếc rễ nổi lên trên mặt đất hình dáng như những con cá sấu hướng về gốc cây trông kỳ thú. thân cao gần 50 mét.

 

Riêng cây Lộc Vừng (dân bản địa thường gọi cây Vình) tại đồng Láng Chương xã chương Xá có niên đại 1.500 năm, là một cụm cây gồm 100 cây mọc theo hình tròn, đến nay cây phát triển, tán lá như một mâm xôi, nổi lên giữa cánh đồng Láng Chương bát ngát, trông như chiếc ô xanh biếc khổng lồ; nơi đây thờ công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa, Liễu Hoa con Vua Hùng thứ 17.Tục truyền rằng, các mỵ nương đi dạo thuyền Rồng từ vùng đất Phong Châu qua đây thấy nơi thắng cảnh đẹp lạ lùng, trời mây sông nước hòa quyện, xanh trong, ngỗng trời, vịt trời, le le, sâm cầm, mồng két…đủ sắc màu bơi lội, bay lượn, chơi đùa ..,cảnh trần không kém tiên cảnh. Các mỵ nương cho dừng thuyền, sai người che phòng nghỉ ngơi rồi lấy nước tắm, thưởng thức hương vị ngọt ngào của trời, nước giao hòa…Một mỵ nương vô tình đánh rơi chiếc vòng tay xuống nước, quân lính xin công chúa cho lặn xuống lấy lên. Nhưng mỵ nương nói rằng âu cũng là ý trời muốn ta giúp cho dân vùng này một cái gì đó để lại sự ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà. Rồi thuyền Rồng chở các mỵ nương nhổ lái ra đi. Nơi công chúa đánh rơi chiếc vòng xuống một thời gian sau bỗng mọc lên một cây từ dưới nước, càng ngày cây càng xanh tươi. Hàng năm nước sông Hồng tràn vào cánh đồng Láng Chương mênh mông, ngập tràn vào tận thôn xóm…dòng nước mang theo phù xa màu mỡ của con sông Hồng, và cá, tôm theo vào đồng nhiều vô kể, nhân dân tự nghĩ ra biết đan những cái lờ, đụt, lưới…để đánh bắt cá; nước lên bao nhiêu thì cây càng lên cao bấy nhiêu, lá xanh mướt, rễ buông xuống như những bàn tay ôm chặt đất mẹ. Rồi một ngày cây ra hoa, những bông hoa dài mọc từ cành ra từng chùm, màu sắc tím, trắng hòa quyện, lung linh trong nắng, gió buông xuống in bóng nước như những chiếc đèn hội triều đình Vua Hùng. Nhân dân các xã xung quanh thấy lạ bèn lập miếu thờ…Cây Vình phát triển, lạ thay chỉ mọc có 100 cây, tán lá xòe ra như một mâm xôi cho đến tận bây giờ.

   

Lễ đón nhận Bằng Cây Di sản Việt Nam.

Theo tâm linh người dân các xã lân cận cho biết, các nàng công chúa Vua Hùng như vẫn nhớ về mảnh đất yêu quý ngày xưa, thường hiển linh cho mộng chỉ bảo, che chở , phù hộ cho nhân dân vùng này cuộc sống luôn luôn được thuận lợi, ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt tại xã Chương Xá đã sinh ra vị tướng tài ba, đức độ của quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Nguyên Tổng Tham mưu trưởng quân đội ta, ông bị bệnh hiểm nghèo mất năm 2010. Tại xã Văn Khúc, thời Vua Hùng , công chua Quế Hoa - vợ ba của Vua Hùng thứ 17 là người làng xã Văn Khúc. Thời kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ, xã có đại tá Cao Long, sư phó sư đoàn 325, dũng cảm , mưu trí, đánh giỏi, thắng lớn, chỉ huy bộ đội chiến đấu kiên cường 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị, ông được phía đối phương gọi là “ Con hổ xám Bắc Việt”. Thời ông làm Trung đoàn trưởng trung đoàn 141, chỉ huy tiểu đoàn 11 đánh chiếm hầm Đờ cát, đơn vị ông được Bác Hồ khen ngợi, về thăm…

 

Nay cuộc sống đã đổi thay, cánh đồng láng Chương và Văn Khúc ngày xưa là một xã bao la biển nước mùa lũ, nay đã được đắp đập, nắn dòng, làm đồng hai vụ. Cấp ủy, chính quyền, nhân dân xã Văn Khúc và Chương Xáđã đắp một con đường ô tô dài gần 2 cây số từ trong làng ra tận cây Vình, để nhân dân khắp nơi có điều kiện thăm quan và tưởng nhớ các nàng công chúa con Vua Hùng đức độ, có ông với dân với nước.

 

Tôi được biết, cấp ủy, chính quyền và nhân dân hai xã Văn khúc, Chương Xá trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương đến năm 2015 và tính đến năm 2020 cùng với phát triển kinh tế, xã hội, sẽ đẩy mạnh phát triển văn hóa, khơi dậy và phát huy bản sắc văn hóa quê hương, bảo tồn, tôn tạo, xây dựng hợp lý các đình , chùa…các khu, điểm di tích lịch sử, văn hóa và ngành nghề truyền thống…để trở thành vùng du lịch văn hóa hấp dẫn của tỉnh Phú Thọ - quê hương hương đất Tổ Vua Hùng.


Nhà văn Đặng Quang Vượng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hứa hẹn một mùa Xuân mới với nhiều kết quả mới
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Song song với nhiệm vụ nâng cao đời sống kinh tế người dân thì việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống tinh thần của toàn xã hội cũng đặt biệt quan trọng. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn
31/01/2013
Hà Giang vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Hà Giang không chỉ là vùng đất địa đầu của Tổ quốc mà còn là nơi “đất lành chim đậu”. Với diện tích 7884,37 km2, có hình dáng giống như con hổ nằm phủ phục hướng ra phía biển Đông, Hà Giang là nơi sinh sống của trên 22 dân tộc. Từ bao đời nay, các dân tộc hội tụ nơi đây sớm hình thành một cộng đồng đoàn kết thương yêu đùm bọc nhau, một lòng xây dựng quê
31/01/2013
Người quê
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Đã thành thường lệ, hàng năm cứ Tết đến xuân về, gia đình chúng tôi mặc dù ở xa quê gần 300 cây số, nhưng vẫn về quê ăn Tết với bố mẹ, anh em, họ hàng... Có lẽ tình quê càng ngày càng thấm sâu vào máu thịt, tâm hồn tôi khi mình đã vào cái tuổi “Đầu năm đít chơi vơi” rồi. Cái tuổi mà có lẽ người nào cũng vậy, hồn quê như cơn ăn, nước uống hàng ngày. Phải
31/01/2013
Đêm ba mươi
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Năm 1987, khi đó gia đình tôi ở trong khu tập thể Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn (thuộc thị trấn Lũng Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn bây giờ). Trong ký ức non nớt của một con bé lên bảy của tôi còn nhớ như in cứ mỗi năm đông về, buổi tối khi việc nhà đã xong gia đình tôi lại ngồi quây quần bên bếp lửa, dưới ngọn đèn dầu, bốn chị em tôi thường bắt bố kể
31/01/2013