Người quê

19:24, 31/01/2013

(Xuân Quý Tỵ 2013)- Đã thành thường lệ, hàng năm cứ Tết đến xuân về, gia đình chúng tôi mặc dù ở xa quê gần 300 cây số, nhưng vẫn về quê ăn Tết với bố mẹ, anh em, họ hàng... Có lẽ tình quê càng ngày càng thấm sâu vào máu thịt, tâm hồn tôi khi mình đã vào cái tuổi “Đầu năm đít chơi vơi” rồi. Cái tuổi mà có lẽ người nào cũng vậy, hồn quê như cơn ăn, nước uống hàng ngày. Phải chăng như muốn bù đắp cho cái tuổi thời trẻ trai thích tung hoành tứ xứ, tha hương tìm kiếm cuộc sống đời thường...Âu cũng là một thực tế.


Tết năm nay gia đình quê nội, ông cụ - bố đẻ tôi bỗng giáp Tết mắc căn bệnh hiểm nghèo. Nói là “bỗng” nhưng căn bệnh ung thư đã gặm nhấm ông cụ từ lâu rồi mà không biết. Thông thường con cháu ở gần, xa mỗi khi về thăm bố mẹ cũng chỉ có ở chút ít thời gian, thấy ông cụ yếu mệt lại cứ tưởng tuổi già gió cảm, yếu đau là thường, nên con cháu cũng chỉ thuốc thang, khám bệnh ở trạm y tế xã. Cụ đỡ, chúng tôi lại đi do việc nhà nước và cuộc sống đời thường cuốn hút... Khi ông cụ đã phát nặng bệnh gia dình mới hay thì cũng đã muộn rồi. Sự ân hận bao giờ cũng đến muộn?


Gia đình tôi ở tận Hà Giang về sau. Xe chúng tôi vừa về đến đầu làng trời đã ngả tối, gặp mấy người dân trong xóm - những người nông dân chân dép, nón lá cặp nách, miệng nhai trầu, tôi dừng xe lại xuống chào hỏi mọi người. Bà con cởi mở phô qua bệnhtình ông cụ cho chúng tôi hay. Họ cũng vừa đến gia đình thăm ông cụ. Chúng tôi rất cảm động cảm ơn họ rồi về nhà. Bà con bảo: Anh khách sáo quá. Ông cụ ốm chúng tôi đến thăm, tình làng nghĩa xóm, ăn ở tối lửa tắt đèn có nhau. Vốn lại chúng tôi đã ở với nhau ở cái làng này hàng bao nhiêu đời rồi. Anh lớn lên đi xa không biết mấy thôi...


Về nhà. Con đường vào nhàbố tôi trong ngõ xóm trên gò, chúng tôi gặp rất nhiều người đến thăm, trong đó có người cùng thôn, cùng xã, người ngoài xã, cả những người huyện khác biết tin cũng đến... Bởi ông cụ tôi ngày xưa tham giathời kháng chiến chống pháp, đánh Điện Biên Phủ... Họ nói chuyện chia xẻ với gia đình thật vô tư về bệnh tật con người, chuyện về số phận, chuyện gặp thuốc gặp thầy... Có ông khách còn động viên quả quyết: Chẳng lo chi nhiều, gặp thuốc, số không chết thì cho vào cối trộn cũng không chết đâu. Như ông Căng ngoài xóm Trịnh, bà Tài xóm Liên Tiếp kia, bệnh viện trả về mà con cháu cứ thuốc thang tây y, đông y, nam y, gặp gì người ta bảo uống hết. Thếmà hai người ấy 3, 4 năm nay lại khỏe ra... Cứ thế chuyện người quê cứ rôm ran... Quê bây giờ cuộc sống cơ chế thị trườngào về như bão. Bên cạnh những đổi thay về vật chất như nhà cửa kiên cố, cao tầng nhiều hơn thay dần nhà lá cọ, mái ngói; đường đất dần ít đi thay bằng đường nhựa, bê tông hóanông thôn. Sự náo nhiệt của các nhà hàng, quán xá,... đã làm cho bộ mặt nông thôn đẹp lên... Tôi xa quê hơn 30 năm rồi, tuy vậy thi thoảng cũng về nhưng cảm thấy mình như người lạ... Có một điều tôi nhận ra chất quê vẫn được giữ, khơi trong gạn đục...Các bà tuổi cao cho tới tuổi trung niên, có khi cả thanh niên, không kể nam và nữ... ai cũng thích ăn trầu... Các ông nam trung tuổi hút thuốc lào xoành xoặch. Người quê bây giờ tôi có cảm giác như đang đi tìm lại cái hôm qua vừa tích cực vừa hạn chế... Thông qua chuyện của ông cụ tôi bị bệnh, tôi càng thấu hiểu người quê hơn... Bà con đến thăm, bàn nước bao giờ cũng có bao thuốc lá, gói thuốc lào; mẹ tôi luôn tay têm mời trầu khách...Có bà con ở gần 20 cây số tận huyện Yên Lập cũng ra thăm, và không quên mang theo con gà, mấy quả trứng gà, người thì ít gạo nếp nương... Thật cảm động tôi được đón ông Tỵ năm nay đã vào tuổi 94, mắt đã mờ không nhìn rõ, ông bảo cô cháu nội dắt nửa cây số đến thăm ông cụ tôi. Hay ông Dậu năm nay bằng tuổi bố tôi 86, bị mờ mắt cũng bảo cháu dắt đến nhà thăm... Và còn rất nhiều người tuổi 80 trở lên bất chấp cả trời rét buốt cũng bảo con cháu đưa đến thăm bạn cũ... Tôi nghe các ông nói chuyện với bố tôi: Nào là bây giờ số anh em lứa tuổi nhưcác ông theo suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, người là bộ đội, du kích, người là TNXP, dân công hỏa tuyến... nhiều người đã hy sinh nơi chiến trường, người về với tổ tiên ... Những kỷ niệm vui, buồn của một thời sau hòa bình lập lại, họ đều là chủ nhiệm HTX nông nghiệp, đội trưởng sản xuất... làm việc với tinh thần lao động XHCN, “Mỗi người làm việc bằng hai”... Cuộc sống củ sắn củ khoai mà cười ha hả... Tôi càng hiểu thêm tình bạn, tình đồng chí, tình anh em, tình làng nghĩa xóm của những con người thế hệ cha tôi, họ đã sống những thời kỳ đất nướccòn nô lệ, rồi có Đảng cách mạng do Bác Hồ lãnh đạo giành độc lập, tự do cho dân tộc, trong đó có hạnh phúc gia đình tôi. Nghe các cụ nói chuyện mà lòng tôi bỗng bồi hồi xúc động. Quả thật lúc đó, trong lòng tôi trào dâng những suy nghĩ miên man, hôm nay đất nước đã đổi mới trăm lần, con người có tri thức lên trăm lần, cuộc sống nâng lên trăm lần... Những tôi lại thấy sao bây giờ con người ta lại nuối tiếc cái thời ngày xưa, họ thường nói: “Bao giờ cho đến ngày xưa”. Ở quê những ngày cha tôi đau bệnh, tôi nhận ra là người ta nuối tiếc cái ngày xưa ấy chính là cái đạo đức của con người sống với nhau, làtrách nhiệm công dân với Đất nước.


Phú Thọ tháng 1. 2013


Tản văn của TUYẾT MINH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đêm ba mươi
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Năm 1987, khi đó gia đình tôi ở trong khu tập thể Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn (thuộc thị trấn Lũng Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn bây giờ). Trong ký ức non nớt của một con bé lên bảy của tôi còn nhớ như in cứ mỗi năm đông về, buổi tối khi việc nhà đã xong gia đình tôi lại ngồi quây quần bên bếp lửa, dưới ngọn đèn dầu, bốn chị em tôi thường bắt bố kể
31/01/2013
Xuân làng báo
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Năm Nhâm Thìn 2012 dần khép lại. Xuân Quý Tỵ 2013 đang đến. Cái rét cuối đông như tiếp tục nhấn thêm thử thách đối với cuộc sống của một năm nhiều gian khó. Từ biên giới xa xôi đến thành thị, phố phường cuộc sống hối hả, sôi động vượt lên tất cả khó khăn, giành thêm những thành quả mới về KT-XH, dân sinh. Theo dòng chảy cuộc sống, những người làm báo vùng
31/01/2013
Hà Giang vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Hà Giang không chỉ là vùng đất địa đầu của Tổ quốc mà còn là nơi “đất lành chim đậu”. Với diện tích 7884,37 km2, có hình dáng giống như con hổ nằm phủ phục hướng ra phía biển Đông, Hà Giang là nơi sinh sống của trên 22 dân tộc. Từ bao đời nay, các dân tộc hội tụ nơi đây sớm hình thành một cộng đồng đoàn kết thương yêu đùm bọc nhau, một lòng xây dựng quê
31/01/2013
Hứa hẹn một mùa Xuân mới với nhiều kết quả mới
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Song song với nhiệm vụ nâng cao đời sống kinh tế người dân thì việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống tinh thần của toàn xã hội cũng đặt biệt quan trọng. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn
31/01/2013