Một tấm gương thầm lặng

07:11, 28/07/2016

BHG- “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” không cần phải ở đâu xa mà chỉ ở những công việc, ở những con người xung quanh ta rất đỗi bình thường và giản dị. Tấm gương tiêu biểu của chị Trịnh Thị  Đào, người lao công thuộc Trạm dịch vụ vệ sinh và môi trường huyện Bắc Quang là một điển hình.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại tỉnh Nam Định, năm 18 tuổi, chị kết duyên với anh thương binh hạng 2/4. Ở nơi vùng quê nghèo ấy, dù cả hai vợ chồng đều bươn trải một nắng hai sương; song cuộc sống nghèo vẫn cứ nghèo. Sau khi sinh được hai con, anh chị quyết tâm rời mảnh đất quê hương lên Hà Giang lập nghiệp.

Năm 2002, chị được nhận vào làm công nhân Đội quản lý môi trường huyện Bắc Quang và làm việc tại tổ vệ sinh; hàng ngày, không quản nắng, mưa. Khi mọi người còn đang yên giấc, chị đã cùng “người bạn” của mình là chiếc xe chở rác thầm lặng, cần mẫn, làm sạch từng ngõ ngách dọc tuyến đường được phân công phụ trách để đón chào ngày mới. Nhưng công việc “làm dâu trăm họ” không phải bao giờ cũng suôn sẻ, nhiều khi chị cũng gặp phải những chuyện phiền lòng khi ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường của một số người chưa cao, thậm chí sự miệt thị của họ đối với những người lao công như chị khiến chị phiền lòng; nhưng với tinh thần trách nhiệm và bản tính hiền lành, nhẫn nhịn và chịu thương, chịu khó cùng với những lời nhắc nhở có lý có tình của chị đã dần thuyết phục họ.

Năm 2010, chị Đào được đơn vị bầu làm Tổ trưởng tổ vệ sinh 2 và Trưởng ban Nữ công của CĐCS; với trách nhiệm của mình, chị đã chủ động xây dựng kế hoạch làm việc một cách cụ thể, theo dõi ngày, giờ công của chị em, động viên mọi người nâng cao ý thức hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng hiệu quả, đảm bảo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, khu phố văn minh; chị quần chúng nhân dân tin tưởng và quý mến. Sau những giờ làm việc vất vả ngoài đường, chị lại cùng chồng và các con thức khuya dậy sớm lăn lộn với cuộc mưu sinh thu vén cuộc sống gia đình.

Chồng chị, với đôi chân không lành lặn và khoản lương ít ỏi; lương của 2 vợ chồng chị cộng lại, mỗi tháng chưa nổi 6 triệu đồng. Anh chị phải chăn nuôi, tăng gia thêm để cải thiện cuộc sống. Với công việc trồng rau, nuôi lợn, làm đậu phụ,... gia đình chị có khoản thu nhập thêm khoảng 95 triệu đồng/năm để chi phí cho các con ăn, học... Không phụ lòng bố mẹ, các con chị đều ngoan ngoãn, siêng năng học tập; con gái lớn với ước mơ trở thành bác sỹ để có điều kiện chăm sóc bố lúc trái gió trở trời do vết thương tái phát, và cháu đã thi đỗ vào Trường Y Thái Nguyên, hiện cháu đã ra trường và nhận công tác tại Trung tâm Y tế thành phố Hà Giang; cháu trai thứ hai đã học xong Đại học Sư phạm Thái Nguyên, hiện cháu đang theo học văn bằng hai tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Có thể nói, với chị Đào, thời gian còn quý hơn vàng; mặc dù kinh tế gia đình còn khó khăn eo hẹp, nhưng với ý thức quan niệm sống tích cực, chị luôn biết sắp sếp để có điều kiện thăm hỏi sẻ chia giúp đỡ anh, chị em đồng nghiệp và bà con làng xóm. Gia đình chị nhiều năm liền đạt danh hiệu “Gia đình Văn hóa”; năm 2013, chị được tập thể tín nhiệm bầu là đại biểu tham dự Hội nghị gặp mặt, biểu dương gương điển hình tiên tiến “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; năm 2015, chị vinh dự được nhận Bằng khen của UBND tỉnh vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn.

Đức Liên


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chị Lù Thị Hoa làm kinh tế giỏi

BHG- Trong những năm qua, phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc đã có sức lan tỏa và phát triển sâu rộng trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt đời sống nông thôn. 

29/06/2016
Cựu chiến binh Vàng Mí Giành làm kinh tế giỏi trên Cao nguyên đá

BHG- Hội viên Vàng Mí Giành, ở thôn Pắc Ngàm, xã Lao Và Chải, huyện Yên Minh mới hơn 30 tuổi nhưng đã là chủ một gia trại với hơn 30 con trâu, bò. 

28/06/2016
Đảng bộ Cục Hải quan tỉnh tăng cường giám sát, thực hiện "Nói đi đôi với làm"

BHG- Đảng bộ Cục Hải Quan (CHQ) tỉnh hiện có 9 chi bộ trực thuộc với 100 đảng viên, chiếm 73,5% tổng số cán bộ, người lao động trong toàn Cục. Để việc "Nói đi đôi với làm" theo Chỉ thị 03 của Tỉnh ủy ngày 10.11.2015 đi vào thực tế, Đảng bộ đã triển khai nhiều biện pháp, có cách làm mới trong phát huy tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm theo vị trí công tác của từng cán bộ, đảng viên và người lao động. Điều này góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

28/06/2016
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân

BHG- Tháng 3.1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên thăm Hà Giang. Chỉ qua 8 lời căn dặn, đủ để cảm nhận sự quan tâm đặc biệt Bác dành cho đồng bào các dân tộc Hà Giang, nhất là người lao động vùng nông thôn, rẻo cao Hà Giang. Thấm nhuần từng lời căn dặn của Người, Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực hướng về cơ sở. Tất cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân.

26/05/2016