Lễ “kéo chày” của dân tộc Pà Thẻn, xã Tân Bắc những điều huyền bí

07:58, 29/11/2012

HGĐT- Xã Tân Bắc, huyện Quang Bình có 822 hộ dân, trong đó dân tộc Pà Thẻn có 370 hộ, chiếm 45% trong tổng số hộ dân toàn xã. Người Pà Thẻn nơi đây được Đảng, Nhà nước quan tâm và quy tụ thành khu dân cư sống tập trung tại các làng nhỏ ven Quốc lộ 279. Dân tộc Pà Thẻn sống đoàn kết gắn bó, thủy chung và cần cù lao động, mặc dù là dân tộc rất ít người, không có chữviết riêng, song người Pà Thẻn lại luôn có ý thức giữ gìn và lưu truyền các nét văn hóa đặc sắc như Lễ cầu mưa, cầu mùa, Lễ hội nhảy lửa và Lễ kéo chày hết sức độc đáo, mang đậm nét văn hóa phương Đông.


Nói đến hệ tư tưởng văn hóa phương Đông, có một số tư tưởng lớn, trong đó có hệ tư tưởng Dịch học (hay còn goị là hệ tư tưởng Âm – Dương). Trong hệ tư tưởng Âm – Dương có thuộc tính là: Phổ quát âm – dương bao chùm khắp mọi sự vật trong vũ trụ, song song tồn tại nhưng với tư cách đối lập nhau và tính tương đối: Âm – Dương là hai thực thể song song nhưng không thể phân biệt tách rời trong một sự vật “cõng âm, bồng dương”, “Âm – Dương trong hai mà một, trong một mà hai”. Vì vậy Âm – Dương vừa là hai thái cực đối lập nhau vừa có sự nương tựa vào nhau để cùng tồn tại.


Từ hệ tư tưởng Âm – Dương nêu trên, ta soi chiếu vào hình ảnh Lễ “kéo chày” của người Pà Thẻn sẽ phần nào hiểu và giải mã được ý nghĩa và những điều bí ẩn đằng sau đó: Hàng năm, cứ đến ngày 16.10 âm lịch là ngày chính lễ của Lễ hội nhảy lửa và đi kèm theo là Lễ “kéo chày”. Thầy cúng của Lễ hội nhảy lửa thì có nhiều nhưng cả xã chỉ có 1 đến 2 thầy “cầm chịch” cho Lễ “kéo chày”. Người thầy này phải có sự luyện tập công phu lắm mới có thể “niệm câu thần chú” nào đó cho chiếc chày được nâng lên khỏi mặt đất mà nhiều người túm víu vào kéo xuống cũng không kéo được. Khi tham quan Lễ “kéo chày”, ban đầu người xem chỉ thấy có một người thầy cầm tay vào chày và xoay đi mấy vòng, niệm câu “thần chú” và bên dưới tay thầy có hai người thanh niên khỏe mạnh ôm chặt vào chày ở tư thế đối ngược nhau. Chiếc chày cứ xoay đi và đến một lúc nào đó khi đã “nhập” cả vào hai người thanh niên kia thì tự nhiên chày nâng lên khỏi mặt đất để cho hai thanh niên ra sức kéo xuống đến rất mệt mà không sao kéo được, nhiều người khác túm vào chày cùng kéo xuống cũng không thể kéo được, và chỉ khi nào có người bịt tay vào đầu trên hoặc dưới của chày (nghĩa là một vế Âm hoặc Dương đã bị chặn lại) thì lúc này chày mới chạm đất và cuộc chơi kết thúc. Chày để kéo là một đoạn gỗ hoặc vầu..., có đường kính từ 7 - 10cm, dài khoảng 2,5 - 3m, đầu trên tương ứng với cực dương (nghĩa là thiên), đầu dưới ứng với cực âm (là địa). Hai người chơi lúc đầu ôm chày trong tư thế đối diện nhau cũng biểu hiện cho hai thái cực khác nhau (người Pà Thẻn gọi đó là hai con trâu húc nhau mãi không rời). Như vậy là trên – dưới và các bên được cân bằng, và khi âm – dương được cân bằng, sẽ tạo ra cho chày có một sức mạnh phi thường mà nhiều người kéo không xuống, và cũng chính bởi sự kỳ diệu đó làm cho Lễ “kéo chày” luôn trở nên hấp dẫn, thu hút người xem, thu hút được nhiều du khách tham quan hơn. Qua đó cũng nói lên điều mong ước của người dân tộc Pà Thẻn là mong cho mọi sự vật được hài hòa, cân đối, âm – dương hài hòa thì cuộc sống mới có đầy sức mạnh và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.


Với ý nghĩa đó, Lễ “kéo chày” cùng những nét văn hóa đặc sắc khác như: Lễ cầu mưa, cầu mùa, Lễ hội nhảy lửa (Hội cầu lửa), tục cưới hỏi, tục ma chay, du lịch trang phục, kiến trúc và ẩm thực... đã làm nên cái riêng của Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Pà Thẻn ở Tân Bắc ngày càng được đông đảo du khách trong nước và Quốc tế đến tham quan, nghiên cứu nhiều hơn, góp phần giữ gìn văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.


LÊ THANH TÙNG (Trường THCS Tân Bắc – Quang Bình)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Náo nức hội thi “Nhà nông đua tài”
HGĐT- Tối ngày 29.10, tại Nhà văn hóa thể thao tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã khai mạc Hội thi “Nhà nông đua tài” toàn tỉnh lần thứ III, năm 2012. Dựbuổi lễ có đồng chí Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Trường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn và đông đảo quần chúng nhân dân đến cổ vũ.
31/10/2012
Nhạc sỹ đa năng Nguyễn Trùng Thương
HGĐT- Tôi biết nhạc sỹ Nguyễn Trùng Thương qua những ca khúc do anh sáng tác, khi đó tôi còn là một cô sinh viên. Và sau hơn 10 năm không biết duyên số thế nào tôi lại vinh dự đứng trong hàng ngũ nhân viên của Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Hà Giang - Nơi anh là Giám đốc. Nếu chỉ gặp anh nơi công sở, với khuôn mặt khá nghiêm nghị và trầm tư, ít ai nghĩ anh là một nhạc sỹ tên
30/10/2012
Đi tìm mùa thảo quả
Con đường núi vừa đúng một vết chânNhích mắt sang sâu hoẳm ngọn cây rừngLàn sương mỏng trèo được đến lưng chừngTrượt chân ngã buông mình xuống khe sâu.
30/10/2012
Ruộng bậc thang
Ai khoanh trái núi làm thangMang ruộng ở dưới đặt ngang lưng trờiXếp vòng quanh núi quanh đồiDựng thành tháp lúa giữa nơi non ngàn.Nước rơi từng bậc cung đànMênh mông tháp lúa ngập tràn nắng xuân.
30/10/2012