Kết quả thực hiện Đề án 1 triệu tấn xi măng trên địa bàn tỉnh

17:32, 28/11/2019

BHG - Ngày 19.1.2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định 114/QĐ-UBND phê duyệt Đề án 1 triệu tấn xi măng với mục tiêu: Hỗ trợ 1 triệu tấn xi măng để hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) và kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 25% số xã trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí về giao thông, 38 xã đạt chuẩn NTM. Tổng kinh phí thực hiện Đề án trên 1.300 tỷ đồng; trong đó, ngân sách địa phương chiếm 50%, nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM 50%.

Hệ thống thủy lợi xã Linh Hồ (Vị Xuyên) được kiên cố hóa từ Đề án 1 triệu tấn xi măng.
Hệ thống thủy lợi xã Linh Hồ (Vị Xuyên) được kiên cố hóa từ Đề án 1 triệu tấn xi măng.

Ngay sau khi Đề án được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương quyết liệt triển khai thực hiện. Định kỳ hàng tháng, quý tỉnh đều tổ chức họp giao ban về thực hiện đề án với các huyện, thành phố để kịp thời đánh giá kết quả và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đồng thời nhân rộng những cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả tại cơ sở. Các huyện, thành phố đều tổ chức phát động phong trào chung sức làm đường GTNT; với sự tham gia của đông đảo nhân dân, tạo khí thế thi đua sôi nổi. Đến nay, đã có hàng trăm công trình đường GTNT khởi công thực hiện; người dân hiến hàng trăm nghìn m2 đất và hàng triệu ngày công, đóng góp tiền, vật liệu xây dựng để chung tay làm đường GTNT. Các địa phương khi triển khai lập kế hoạch thực hiện công trình đều có sự tham gia của người dân trong việc lựa chọn công trình, tham gia giám sát, thi công để đảm bảo chất lượng và quản lý,  sử dụng công trình sau đầu tư.

Vị Xuyên là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả Đề án 1 triệu tấn xi măng của tỉnh. Theo kế hoạch, Vị Xuyên có tổng số đầu điểm giai đoạn 2017 - 2020 là 529 danh mục với tổng số 488,8 km đường bê tông các loại;  tổng số xi măng được hỗ trợ là 97.000 tấn. Ngay sau khi có quyết định phân bổ kinh phí và xi măng của tỉnh, UBND huyện đã chủ động, linh hoạt phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các xã; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo xi măng hỗ trợ được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Việc thực hiện các danh mục được công khai, dân chủ, minh bạch đến từng hộ dân, thôn, xóm và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đến nay, tất cả các xã đã được cung ứng gần 20.000 tấn xi măng; các danh mục công trình được phê duyệt đều đang triển khai thực hiện. Có thể khẳng định: Đề án 1 triệu tấn xi măng đã làm thay đổi hệ thống hạ tầng GTNT và góp phần đẩy nhanh tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

 Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, đặc biệt giao thông bị chia cắt mạnh; nhưng với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huyện Mèo Vạc đã quyết liệt triển khai Đề án 1 triệu tấn xi măng. Kết thúc giai đoạn 1 (2017 – 2018), huyện đã cấp trên 2.400 tấn xi măng cho các xã làm đường bê tông được gần 21.000 m, đạt 100% kế hoạch, với tổng dự toán công trình trên 12 tỷ đồng; trong đó, ngân sách T.Ư và tỉnh hỗ trợ trên 8 tỷ đồng; ngân sách huyện trên 3 tỷ đồng và nhân dân đóng góp trên 1 tỷ đồng. Có những con đường bê tông mới, khoảng cách về dịa lý giữa các thôn, bản bớt xa hơn, người dân đi lại, giao thương cũng thuận lợi hơn.

Đến nay, tổng nguồn kinh phí đã phân bổ để thực hiện Đề án 1 triệu tấn xi măng trên địa bàn tỉnh là trên 595,6 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là gần 417 tỷ đồng; ngân sách tỉnh trên 155,5 tỷ đồng; ngân sách các địa phương là trên 23 tỷ đồng. Từ nguồn vốn của chương trình, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện trên 1.000 km đường giao thông liên thôn, đường vào hộ gia đình và 43,4 km kênh mương nội đồng. Có 33 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến đến hết năm 2019 có 38 xã đạt chuẩn NTM; có 38/177 xã (chiếm 21,5%) đạt tiêu chí giao thông; 142/177 xã (chiếm 80,2%) đạt tiêu chí thủy lợi; hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân.       

Những con đường bê tông sạch đẹp, trải dài khắp ngõ xóm; hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố hóa…, giúp cho việc đi lại, giao thương, sản xuất và tạo điều kiện để phát triển KT – XH, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đó thực sự là bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trong xây dựng NTM mà Đề án 1 triệu tấn xi măng mang lại.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mùa thu hoạch gừng Suôi Thầu

BHG - Gừng là một trong những cây trồng được bà con thôn Suôi Thầu, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần) trồng từ lâu. Bà con dân tộc Mông sinh sống ở đây đã coi gừng là cây trồng chủ lực. Năm 2019, thôn Suôi Thầu có hơn 40 ha gừng được trồng từ tháng 3 đến nay đang vào vụ thu hoạch. Từ đầu tháng 11, các thương lái từ nhiều nơi đến thu mua tại chỗ với giá trung bình từ 8 - 10 nghìn đồng/1 kg.

28/11/2019
Tổng kết mô hình liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thu dược liệu

BHG - Chiều 27.11, tại thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn), Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng và Vật nuôi (GCT&VN) Phố Bảng tổ chức hội nghị Tổng kết mô hình liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thu dược liệu khu vực miền núi phía Bắc, giai đoạn 2018 - 2020.

28/11/2019
Quang Bình bội thu mùa Thảo quả

BHG - Thảo quả là cây dược liệu quý, được trồng dưới những tán rừng có độ cao từ 1.600 m trở lên và có ẩm cao, nhiệt độ thấp. Những năm qua, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Quang Bình đã xây dựng những chính sách phát triển loại cây này, nhằm đem lại thu nhập cao cho người dân.

 

27/11/2019
Yên Minh tái phát dịch tả lợn Châu Phi tại xã Mậu Duệ

BHG - Sau gần 80 ngày trên địa bàn huyện Yên Minh không phát hiện mới ổ dịch tả lợn châu Phi. Vừa qua, tại hộ chăn nuôi Sỹ Văn Cường, thôn Kéo Hẻn, xã Mậu Duệ phát hiện đàn lợn 13 con lợn của gia đình có dấu hiệu sốt, bỏ ăn, ông Sỹ Văn Cường đã báo ngay tới chính quyền địa phương để xuống lấy mẫu bệnh phẩm.

27/11/2019