Khai thác sử dụng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ

09:05, 31/07/2012

HGĐT- Là một tỉnh miền núi, Hà Giang có điều kiện tự nhiên rất phức tạp, có nhiều đồi núi, sông, suối, vực sâu. Đây là một trong những lợi thế cho việc phát triển nguồn thủy điện vừa và nhỏ.



               Một góc Nhà máy Thủy điện sông Chừng.

Xác định rõ tiềm năng hiện có của địa phương, trong những năm qua các cơ quan chức năng của tỉnh, đặc biệt là Sở Công thương đã tham mưu với tỉnh tiến hành thăm dò, khảo sát, nghiên cứu một số địa điểm ở một số địa phương trong tỉnh để lập dự án xây dựng các nhà máy thủy điện.

Theo ngành chức năng cho biết từ năm 2005 đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt 72 dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Sau khi các quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt và giao cho chủ đầu tư triển khai dự án, các chủ đầu tư đã tập trung tiềm lực về kỹ thuật, con người và tài chính để thực hiện. Tổng số dự án được UBND tỉnh giao là 43 dự án, trong đó đến thời điểm này có 16 dự án trong quy hoạch được hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng công suất lắp máy là 265,93 MW, sản lượng điện phát ra hàng năm khoảng 1 tỷ kWh/năm. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2012 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng 4 nhà máy thủy điện gồm: Sông Miện 5, sông Chảy 5, Nậm An và suối Sửu 1. Kế hoạch năm 2013 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 2 nhà máy thủy điện gồm Sông Bạc và Nậm Ly 1.

  Để thực hiện tốt công tác quản lý các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh hiện nay, đồng chí Nguyễn Đình Bảy, Giám đốc Sở Công thương cho biết: Việc quản lý hoạt động của các dự án thủy điện được ngành rất quan tâm, nhất là các thủ tục hành chính được cải cách theo hướng nhanh gọn, ít đầu mối, rút ngắn về thời gian, hồ sơ thuê đất và cấp đất nhanh, đúng trình tự, thủ tục. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến huyện và xã theo đúng quy định của nhà nước do đó hạn chế được các trường hợp khiếu kiện trong quá trình bồi thường di dân tái định cư. Đặc biệt thủ tục cấp phép đối với lao động nước ngoài vào thi công các dự án thủy điện dễ dàng đúng luật, việc nhập khẩu thiết bị của các nhà máy thủy điện từ nước ngoài được tiến hành nhanh chóng đúng chủng loại. Sự chỉ đạo sát sao đối với chính quyền cấp huyện và xã và các yếu tố khác đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh ta nói chung và trong lĩnh vực thủy điện nói riêng có nhiều thuận lợi trong môi trường đầu tư. Tuy nhiên cũng có một số dự án thủy điện chủ đầu tư không triển khai theo đúng quy định cũng đã được thu lại bàn giao cho chủ đầu tư khác thực hiện. Tính từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã thu hồi chủ trương đầu tư của 11 dự án chậm tiến độ gồm thủy điện Sông Chảy 2; Nậm Khiêu; Suối Sảo 1,2,3; Nậm Yên; Ngòi Quang; Nậm Ngần; Nậm Hóp; Sông Con 3; Sông Miện 2, sau đó đã giao lại dự án cho chủ đầu tư khác triển khai gồm: Thủy điện Sông Chảy 2, Nậm Khiêu, Nậm Yên, Ngòi Quang, Nậm Hóp, Sông Con 3, Sông Miện 2.

 

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được thực hiện thường xuyên đối với các dự án thủy điện. Nhìn chung hồ sơ pháp lý chủ đầu tư cơ bản hoàn chỉnh theo yêu cầu về thủ tục đầu tư, hồ sơ thiết kế công trình tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm và các tiêu chuẩn chuyên ngành, chất lượng hạng mục đã thi công; chủ đầu tư thực hiện đúng theo thiết kế kỹ thuật, vật tư, vật liệu đưa vào xây dựng công trình đảm bảo theo yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng; công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tương đối tốt; công tác bồi thường thiệt hại di dân, tái định cư chủ đầu tư đã lập phương án phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để triển khai thực hiện. Việc điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh quy mô công suất của dự án, công tác thẩm định thiết kế cơ sở đều có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành.

 

Nói về những khó khăn vướng mắc hiện nay trong quá trình triển khai thực hiện các dự án thủy điện, đồng chí Nguyễn Đình Bảy cho biết thêm: Do thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đã làm ảnh hưởng hầu hết đến tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng của các dự án thủy điện do các ngân hàng thương mại đều không có nguồn vay dài hạn cho ngành công nghiệp. Bên cạnh đó tình hình biến động giá cả vật liệu đầu vào xây dựng đã làm cho tổng mức đầu tư xây dựng các dự án thủy điện tăng cao, lãi xuất cho vay cao lên đến 18%/năm, trong khi giá điện bán ra của các nhà máy thủy điện chưa được điều chỉnh cho phù hợp, dẫn đến thời gian thu hồi vốn bị kéo dài, hiệu quả kinh tế, tài chính của hầu hết các dự án giảm thấp và cơ bản không xác định được thời gian thu hồi vốn. Do vậy, đối với các dự án chuẩn bị đầu tư, mà chưa ký kết hợp đồng thương mại với ngân hàng thì rất khó khăn để tiến hành thi công xây dựng. Vì thế Chính phủ cần có chính sách điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý, giá điện bán ra của các nhà máy được điều chỉnh phù hợp như vậy sản xuất của ngành điện mới có lợi nhuận và đem lại hiệu quả đầu tư...

 

Như vậy, chủ trương triển khai xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh ta trong những năm qua và trong những năm tiếp theo cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, góp phần bổ sung nguồn điện năng cho các nhà máy sản suất, chế biến và các hoạt động sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt các nhà máy thủy điện đó đã taọ ra nguồn lợi đáng kể cho việc phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, tạo được công ăn việc làm cho người lao động có công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập cải thiện đời sống. Nhất là vùng lòng hồ thủy điện là nguồn nuôi trồng thủy sản khá phong phú và cải thiện được môi trường sinh thái ngày càng tốt hơn...


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiệu quả đầu tư của huyện Quản Bạ trong việc vận động người dân trồng ngô đảm bảo mật độ
HGĐT- Đến huyện Quản Bạ công tác, được kiến diện đồng chí Bí thư Huyện ủy khi đang có cuộc trao đổi cùng đồng chí Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh về những định hướng lớn của huyện, trong quá trình tập trung triển khai những nội dung trọng tâm, xoay quanh vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
31/07/2012
Kiểm toán Nhà nước công bố Quyết định kiểm toán tại Hà Giang
HGĐT- Sáng 30.7, Kiểm toán Nhà nước phối hợp với UBND tỉnh công bố Quyết định kiểm toán tại tỉnh Hà Giang. Dự công bố Quyết định về phía tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bàn Đức Vinh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban,
31/07/2012
Vĩnh Hảo hứa hẹn một mùa no ấm
HGĐT- Những vườn cam trĩu cành, những trái bưởi Diễn xanh mọng trên cây. Phải chăng đây chính là dấu hiệu một mùa quả bội thu? Có thể mạnh dạn gọi là mùa no ấm cũng phải bởi năm nay người dân đã mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm.
30/07/2012
Hội nghị khách hàng mua - bán khoáng sản
HGĐT- Ngày 24.7, tại huyện Vị Xuyên, Hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị khách hàng mua - bán khoáng sản. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, các ngân hàng thương mại…
25/07/2012