Phòng Giao dịch Kim Ngọc (Bắc Quang) tích cực cung ứng vốn cho nhu cầu sản xuất của nhân dân

16:53, 19/12/2011

HGĐT- Với 11 cán bộ công nhân viên, Phòng Giao dịch Ngân hàng No&PTNT Kim Ngọc (huyện Bắc Quang) được giao hoạt động dịch vụ ở khu vực gồm 7 xã là: Kim Ngọc, Bằng Hành, Liên Hiệp, Vô Điếm, Hữu Sản, Đức Xuân, Thượng Bình.


 

 Cơ sở sản xuất đồ mộc của anh Nguyễn Đình Tư giải quyết việc làm cho 6 lao động với thu nhập ổn định.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trên một địa bàn khá rộng, đồng thời cũng là địa bàn vừa có những tiềm lực, lại vừa có những khó khăn nhất định, những năm qua Phòng Giao dịch Kim Ngọc luôn nỗ lực trong việc huy động vốn nhàn dỗi của nhân dân, đồng thời thực hiện có hiệu quả việc cung ứng vốn đầu tư cho sản xuất. Qua đó, góp phần không nhỏ giúp nhiều hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng vốn và có quyết tâm vươn lên.


Trao đổi với ông Nguyễn Xuân Nghiêm, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Kim Ngọc, được biết, năm nay cùng với việc tích cực huy động nguồn vốn nhàn dỗi trong nhân dân với khoảng gần 6,2 tỷ đồng thì Phòng giao dịch cũng nỗ lực để triển khai các hoạt động giao dịch cho vay. Tổng dư nợ tính đến đầu tháng 12 này là trên 43 tỷ đồng, với số khách hàng vay là 1.900 hộ. Nhu cầu vay trên địa bàn chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, nhân viên phải luôn cố gắng, tập trung để có thể nắm bắt được đúng nhu cầu của khách hàng, phát huy được hiệu quả nguồn vốn vay cho phát triển của các hộ gia đình, đồng thời, đảm bảo hạn chế tỷ lệ nợ xấu...


Qua tìm hiểu, chúng tôi được Phòng giao dịch giới thiệu về những khách hàng vay vốn đã từng bước phát huy được hiệu quả nguồn vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Dẫn chúng tôi xuống cơ sở chế biến gỗ, đồ mộc của anh Nguyễn Đình Tư, ở thôn Minh Khai, xã Kim Ngọc, anh Tư là khách hàng vay vốn của Ngân hàng No&PTNT từ năm 2006 và vừa qua anh tiếp tục được vay số vốn trên 200 triệu để đầu tư cơ sở nhà xưởng, máy móc phục vụ mở rộng sản xuất, chế biến gỗ và đồ mộc cao cấp. Cơ sở sản xuất của anh Tư làm ra các sản phẩm gỗ thô và đóng đồ mộc gia dụng. Những tháng làm ăn thuận lợi, lợi nhuận của cơ sở đạt từ 20 – 30 triệu đồng. Nhờ mở rộng sản xuất, cơ sở sản xuất của anh đã giải quyết việc làm ổn định cho 6 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng. Cũng tại địa bàn, còn có gia đình chị Phí Bích Hạnh, được tạo điều kiện vay vốn với giá trị 100 triệu đồng để đầu tư cho kinh doanh hàng tạp hóa. Hiện nay, cơ sở kinh doanh của chị Hạnh cũng đang phát huy tốt nguồn vốn vay và làm ăn có lãi.

Đến hợp tác xã chăn nuôi lợn rừng 27.7 ở Kim Ngọc, một đơn vị cũng được Phòng Giao dịch tạo điều kiện cho vay vốn để đầu tư phát triển đàn lợn rừng. Từ nguồn vốn của ngân hàng cùng với nguồn lực của gia đình, hợp tác xã 27.7 đã từng bước thành công trong việc xây dựng mô hình phát triển đàn lợn rừng. Ban đầu có 25 con lợn giống, đến nay hợp tác xã này đã phát triển số lượng đàn lợn lên trên 120 con. Qua đó, hợp tác xã đã và đang nỗ lực để trở thành một nơi cung cấp lợn thịt cũng như lợn giống có hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình có thể nhân rộng trên địa bàn.


HUY BA

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh nghiệm hoạt động của Nhóm tín dụng tiết kiệm thôn Yên Lập 2
HGĐT- Hoạt động của các Nhóm Tín dụng Tiết kiệm (TDTK) ở huyện Quang Bình được đánh giá là một trong những hoạt động thành công mà Dự án DPPR huyện triển khai.
30/11/2011
6 năm đồng hành cùng người nghèo Xín Mần
HGĐT- Tính đến thời điểm hiện nay, Dự án DPPR huyện Xín Mần đã đi được những chặng đường dài, đồng hành cùng đồng bào nghèo huyện Xín Mần trong quá trình hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo với nhiều giải pháp và cách làm hiệu quả.
30/11/2011
Hiệu quả từ chăn nuôi bò vỗ béo ở Cán Tỷ
HGĐT- “Chăn nuôi gia súc hàng hóa ở Cán Tỷ chưa thật sự rõ nét, nhưng những năm qua, nhiều hộ gia đình đã biết tận dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách để đầu tư phát triển chăn nuôi bò vỗ béo và bước đầu đã mang lạihiệu quả, giúp họ thoát nghèo. Đó cũng là chiến lượcphát triển kinh tế của xã trong giai đoạn hiện nay”.
30/11/2011
Chăn nuôi dê - hướng xóa đói, giảm nghèo ở Quảng Nguyên
HGĐT- Quảng Nguyên là một xã nghèo của huyện Xín Mần, cách trung tâm huyện 57 km, giao thông đi lại rất khó khăn, toàn xã có 6 dân tộc, trong đó dân tộc Dao chiếm 75%, sống định cư rải rác trên các triền núi cao, trình độ dân trí còn thấp không đồng đều, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Trong chăn nuôi gia súc và gia cầm là vật nuôi
30/11/2011