Kinh nghiệm hoạt động của Nhóm tín dụng tiết kiệm thôn Yên Lập 2

16:57, 30/11/2011

HGĐT- Hoạt động của các Nhóm Tín dụng Tiết kiệm (TDTK) ở huyện Quang Bình được đánh giá là một trong những hoạt động thành công mà Dự án DPPR huyện triển khai.


Từ hoạt động này rất nhiều phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa đã thoát nghèo. Nhóm TDTK của thôn Yên Lập 2, xã Yên Thành là một trong những nhóm tiêu biểu trong hoạt động đó.


Nhóm TDTK thôn Yên Lập 2, xã Yên Thành được thành lập từ tháng 8.2005, lúc đầu có 14 người, đến tháng 1.2007 đủ 20 thành viên. Khi mới thành lập nhóm hoạt động rất kém, nhiều chị vào nhóm lại xin ra, đến ngày họp nhóm số thành viên tham gia họp rất ít, mỗi buổi họp nhóm chỉ có 7 đến 8 chị tham gia và gửi tiền tiết kiệm. Trước tình hình đó, Trưởng nhóm báo cáo Ban tín dụng xã, cán bộ xây dựng nhóm, cán bộ tín dụng huyện và cùng nhau đến từng nhà thành viên tìm hiểu xem lý do vì sao thành viên không đi họp nhóm. Qua đó, xác định được nguyên nhân chính mà các chị không đi họp nhóm là do gia đình quá nghèo, không có tiền gửi tiết kiệm nên ngại không dám đi họp nhóm. Từ phát hiện này, cán bộ xây dựng nhóm và Trưởng nhóm phân tích cho các chị và gia đình nên chi tiêu có kế hoạch, mỗi tháng dành 5.000 đồng để gửi tiết kiệm, đồng thời phát động phong trào các thành viên trong nhóm tương trợ giúp đỡ nhau, người nghèo ít giúp người nghèo hơn để tất cả các chị trong nhóm đều có tiền gửi tiết kiệm. Những tháng đầu chưa được nhận vốn đối ứng của dự án, quỹ nhóm còn ít, nên mỗi thành viên chỉ đượcvay từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng, thời hạn vay tối đa là 6 tháng, ưu tiên cho các chị rất nghèo vay trước. Đồng thời nhóm phân công các chị nhà ở gần đối tượng được vay, giám sát và giúp đối tượng được vay sử dụng vốn vay đúng mục đích. Khi nhóm nhận được vốn đối ứng, các món vay lớn dần và thời hạn vay tăng lên tối đa là 12 tháng. Nguyên tắc cho vay của nhóm là trả dứt điểm món trước mới cho vay món tiếp theo, trả gốc theo kỳ hoặc một lần, trả lãi hàng tháng. Trưởng nhóm thường xuyên liên hệ khuyến nông thôn bản, khuyến nông xã thăm khám gia súc của các thành viên khi có hiện tượng bỏ ăn, có dấu hiệu bị bệnh. Cho đến nay, hoạt động của nhóm đã đi vào nề nếp. Tính đến tháng 9.2011, tiền tiết kiệm của nhóm Yên Lập 2 do các thành viên đóng góp được là 6,94 triệu đồng, tiền dự án cấp cho là 20 triệu đồng, tiền lãi thu được là 10,47 triệu đồng. Tổng số quỹ của nhóm cho vay được 98 lượt, với số tiền là 102,3 triệu đồng. Trong nhóm có chị Hoàng Thị Hản đã vay 9 lần, với số tiền là 13,6 triệu đồng. Có 85 thành viên trả nợ với số tiền gốc là 69 triệu đồng, hiện còn 13 thành viên đang vay tiền của nhóm với dư nợ là 33,3 triệu đồng. Thông qua công tác vay vốn phát triển kinh tế, đời sống vật chất của chị em thành viên trong nhóm đã được nâng lên rõ rệt. Ban đầu nhóm có 15 hộ nghèo, nhờ tham gia vào nhóm tín dụng tiết kiệm và được vay vốn, được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, đến năm 2010 nhóm đã hết hộ nghèo. Thành công của nhóm TDTK Yên Lập 2 nói riêng và các nhóm TDTK của huyện Quang Bình nói chung đã góp phần vào thành công chung của Dự án DPPR tỉnh là hoàn thành 100% mục tiêu đã đề ra . Có được kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực vượt khó của cả nhóm và các thành viên được tham gia dự nhiều lớp tập huấn, kế toán tín dụng tiết kiệm, sử dụng vốn vay, phương pháp triển khai hoạt động nhóm...


Để nhóm TDTK hoạt động tốt, bài học kinh nghiệm được rút ra đó là Trưởng nhóm, thủ quỹ giữ mối liên hệ mật thiết với Ban tín dụng xã và cán bộ xây dựng nhóm, cán bộ tín dụng huyện. Trưởng nhóm, thủ quỹ và các thành viên phải được tập huấn kiến thức, khích lệ động viên các thành viên khi gặp khó khăn, quản lý duy trì sĩ số nhóm, dứt khoát trong việc thu tiền tiết kiệm không để thành viên nợ, khi cho thành viên vay cần giám sát và giúp đỡ thành viên sử dụng vốn vay. Bên cạnh đó, quản lý nhóm theo đúng nguyên tắc đã được tập huấn; thường xuyên kết hợp với khuyến nông thôn bản và xã thăm khám đàn gia súc. Khi quyết định công việc của nhóm đều thông qua biểu quyết, tạo cho thành viên thấy rõ họ là người chủ của nhóm. Trong buổi họp nhóm cần lồng ghép thêm các chủ đề khác như vận động trẻ đến trường, kế hoạch hóa gia đình, khám sức khỏe định kỳ vv...


VÂN ANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chăn nuôi dê - hướng xóa đói, giảm nghèo ở Quảng Nguyên
HGĐT- Quảng Nguyên là một xã nghèo của huyện Xín Mần, cách trung tâm huyện 57 km, giao thông đi lại rất khó khăn, toàn xã có 6 dân tộc, trong đó dân tộc Dao chiếm 75%, sống định cư rải rác trên các triền núi cao, trình độ dân trí còn thấp không đồng đều, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Trong chăn nuôi gia súc và gia cầm là vật nuôi
30/11/2011
6 năm đồng hành cùng người nghèo Xín Mần
HGĐT- Tính đến thời điểm hiện nay, Dự án DPPR huyện Xín Mần đã đi được những chặng đường dài, đồng hành cùng đồng bào nghèo huyện Xín Mần trong quá trình hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo với nhiều giải pháp và cách làm hiệu quả.
30/11/2011
Hiệu quả từ chăn nuôi bò vỗ béo ở Cán Tỷ
HGĐT- “Chăn nuôi gia súc hàng hóa ở Cán Tỷ chưa thật sự rõ nét, nhưng những năm qua, nhiều hộ gia đình đã biết tận dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách để đầu tư phát triển chăn nuôi bò vỗ béo và bước đầu đã mang lạihiệu quả, giúp họ thoát nghèo. Đó cũng là chiến lượcphát triển kinh tế của xã trong giai đoạn hiện nay”.
30/11/2011
IAN 873, giống cao su đang phát triển tốt trên đất Hà Giang
HGĐT - Đợt rét đậm, rét hại kéo dài kỷ lục cuối năm 2010 và đầu năm 2011 chính là một kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho những người trồng cao su. Nhưng qua 3 mùa đông và gần 1 năm kể từ cái rét lịch sử, một loại giống cao su đã khẳng định khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, vượt qua được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đó là giống cao su ian 873.
28/11/2011