Nhiều cách làm hay từ nguồn vốn vay ngân hàng

16:52, 19/12/2011

HGĐT- Thông qua hỗ trợ vốn nay của Ngân hàng No&PTNT đã tạo điều kiện thúc đẩy cho nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta phát triển; hình thành nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi, kinh doanh mang lợi ích cao cho khách hàng trực tiếp vay vốn.


 

 Thông qua nguồn vốn của ngân hàng nên xưởng chè của gia đình anh Trần Văn Phong giải quyết việc làm cho trên 10 lao động địa phương.


Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Quyên, thôn Chang, xã Việt Lâm (Vị Xuyên). Trước đây là hộ gia đình nghèo, vất vả bươn trải đủ nghề nhưng vẫn chưa tìm ra lối thoát nghèo. Năm 2010, gia đình anh được Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh huyện Vị Xuyên hỗ trợ lãi suất 100 triệu đồng, thông qua nguồn vốn gia đình anh đã đầu tư vào phát triển chăn nuôi đại gia súc. Năm đó, gia đình anh mua 10 con trâu (trung bình mỗi con trị giá từ 7- 9 triệu đồng), lúc đầu mua trâu gầy về nuôi. Anh Quyên cho biết: với điều kiện tự nhiên và tiềm năng đất vườn làm nông nghiệp, gia đình tôi kết hợp trồng cỏ. Nhờ đó mà đàn trâu gia đình phát triển ổn định, trung bình mỗi 2-3 tháng mỗi con trâu vỗ béo bán ra thị trường lãi từ 2 – 4 triệu đồng/con. Có thêm vốn gia đình tiếp tục đầu tư phân bón, giống lúa, ngô lai giống vào canh tác. Nên đến nay gia đình anh đã có thu nhập ổn định, trung bình mỗi tháng trừ hết chi phí thu nhập từ 4-5 triệu đồng.


Cùng hoàn cảnh như gia đình anh Quyên, gia đình anh Nguyễn Văn Sơn, thôn Mác Thượng, xã Tân Trịnh (Quang Bình) trước đây cũng rất khó khăn, vật lộn nhiều nghề để kiếm sống nhưng cũng chưa tìm được lối thoát nghèo. Năm 2007, gia đình anh vay vốn Ngân hàng No&PTNT huyện để mua 4 con lợn sinh sản, sau đó phát triển thành lợn thịt. Nhờ đó mà mỗi năm cứ một con lợn sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 10 -12 con, thông qua hình thức nuôi luân chuyển từ lợn con thành lợn thịt và cứ như vậy, vài lứa sau cho thấy hiệu quả rõ rệt, trung bình mỗi năm gia đình bán rau thị trường khoảng 5 tấn thịt... Sau 3 năm gia đình đã hoàn trả lại vốn cho ngân hàng. Đầu năm 2011, gia đình tiếp tục vay 200 triệu kết hợp với nguồn vốn tích góp gia đình mở rộng diện tích chăn nuôi. Hiện nay, gia đình anh đang nuôi gần 200 con lợn, trên 100 con gà, ngan thịt kết hợp với làm dịch vụ kinh doanh cám trên địa bàn. Anh cho biết: Gia đình không nuôi ồ ạt cùng 1 lứa mà theo hình thức “nuôi gối”, nhờ vậy mỗi tháng gia đình bán 2 lần mới đủ vốn quay vòng, trung bình mỗi tháng bán ra thị trường từ 2,5 – 3 tấn lợn. Để đàn lợn gia đình phát triển ổn định thì công chăm sóc phải đặt lên hàng đầu, thường xuyên tiêm phòng, tiêm thuốc khử trùng, rắc vôi bột xung quanh chuồng, chọn giống nuôi cũng là khâu quan trọng.


Cũng thành công từ vốn vay của Ngân hàng, gia đình anh Trần Văn Phong ở thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang), năm 2004, gia đình anh vay thêm 100 triệu vốn của Ngân hàng kết hợp với nguồn vốn khác của gia đình để đầu tư máy móc mở xưởng sao chế chè, lúc đầu chỉ là đôi chiếc máy sao chè mini. Sau mỗi lần tiêu thụ được chè, lại tìm được nhiều đối tác lớn mạnh ở các tỉnh miền xuôi như: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội... thì đầu ra cho sản phẩm sơ chế chè rất thuận lợi. Có thêm vốn gia đình tiếp tục mở rộng quy mô nhà xưởng, đến nay xưởng chè gia đình có hàng chục máy sao chè các loại trị giá vốn trên 1 tỷ đồng. Từ xưởng chè gia đình đã trở thành điểm thu mua chè cho nhân dân trong xã và các vùng lân cận, trung bình mỗi ngày thu mua từ 3-4 tấn chè tươi, giải quyết việc làm cho trên 10 công nhân là người địa phương, với mức lương 2,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài sản xuất kinh doanh, gia đình chị còn đang nuôi 10 đôi nhím. Anh Phong cho biết thêm: Lúc đầu gia đình mua 2 cặp về nuôi, sau vài tháng nhím sinh sản đã thu lại được vốn. Thấy nhím là con vật dễ nuôi mà lại cho thu nhập cao, chăm sóc không vất vả nhiều so với những vật nuôi khác, nên anh đầu tư thêm, mấy năm qua thu nhập từ nhím của gia đình là rất lớn, trung bình một đôi nhím sinh sản bán ra thị trường từ 20-25 triệu đồng. Từ mô hình tổng hợp của gia đình, mỗi năm trừ hết chi phí tổng thu nhập gia đình từ 250-300 triệu đồng.

Có thể khẳng định, thông qua nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng với nhiều cách nghĩ, đầu tư đúng hướng, tính cần cù, chịu khó của bản thân nên gia đình 3 anh: Phong, Sơn, Quyên nói riêng và các hộ gia đình khác trong tỉnh đang vay vốn, phát huy hiệu quả từng bước vươn lên thoát nghèo. Hy vọng, thời gian tới Ngân hàng sẽ có nhiều cơ chế sách hỗ trợ lãi suất trong nông nghiệp,nông thôn để nhiều gia đình được tiếp cận với vốn nhiều hơn nữa để đầu tư phát triển kinh tế.


ĐỨC TRỌNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh nghiệm hoạt động của Nhóm tín dụng tiết kiệm thôn Yên Lập 2
HGĐT- Hoạt động của các Nhóm Tín dụng Tiết kiệm (TDTK) ở huyện Quang Bình được đánh giá là một trong những hoạt động thành công mà Dự án DPPR huyện triển khai.
30/11/2011
6 năm đồng hành cùng người nghèo Xín Mần
HGĐT- Tính đến thời điểm hiện nay, Dự án DPPR huyện Xín Mần đã đi được những chặng đường dài, đồng hành cùng đồng bào nghèo huyện Xín Mần trong quá trình hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo với nhiều giải pháp và cách làm hiệu quả.
30/11/2011
Hiệu quả từ chăn nuôi bò vỗ béo ở Cán Tỷ
HGĐT- “Chăn nuôi gia súc hàng hóa ở Cán Tỷ chưa thật sự rõ nét, nhưng những năm qua, nhiều hộ gia đình đã biết tận dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách để đầu tư phát triển chăn nuôi bò vỗ béo và bước đầu đã mang lạihiệu quả, giúp họ thoát nghèo. Đó cũng là chiến lượcphát triển kinh tế của xã trong giai đoạn hiện nay”.
30/11/2011
Chăn nuôi dê - hướng xóa đói, giảm nghèo ở Quảng Nguyên
HGĐT- Quảng Nguyên là một xã nghèo của huyện Xín Mần, cách trung tâm huyện 57 km, giao thông đi lại rất khó khăn, toàn xã có 6 dân tộc, trong đó dân tộc Dao chiếm 75%, sống định cư rải rác trên các triền núi cao, trình độ dân trí còn thấp không đồng đều, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Trong chăn nuôi gia súc và gia cầm là vật nuôi
30/11/2011