Huyện Mèo Vạc: Tập trung mọi nguồn lực để xóa nghèo bền vững

17:16, 19/10/2011

HGĐT- Mỗi khi nhắc tới Mèo Vạc, thì mọi người đều nghĩ ngay tới đó là một huyện nghèo, khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang. Cái nghèo nơi đây đã "ăn" sâu vào từng thớ đá, khóm ngô... bởi vậy, huyện Mèo Vạc được nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất của cả nước.


 

 Nhờ những nguồn vốn hỗ trợ của nhiều chương trình, dự án và các tấm lòng hảo tâm mà nay rất đông hộ nghèo vùng cao Mèo Vạc có thể xây dựng được nhà ở mới kiên cố, khang trang hơn.
Trong ảnh: người dân đang xây dựng nhà ở mới tại trung tâm xã Sủng Trà (Mèo Vạc).


Để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, cải thiện đời sống cho người dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng cao với vùng thấp; giữa các dân tộc, nhóm hộ giàu - nhóm hộ nghèo là một trong những nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu mà huyện Mèo Vạc đã, đang tập trung mọi nguồn lực, để thực hiện với mục tiêu sẽ giảm hộ nghèo hàng năm bình quân từ 6% trở lên và phấn đấu đến hết năm 2015, tỉ lê hộ nghèo trên toàn huyện giảm xuống còn 33,29%...

 

Để đạt được mục tiêu đó, huyện Mèo Vạc đã xây dựng chương trình hành động thực hiện theo đúng Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện khóa XVII đề ra về việc xóa đói giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015; các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để làm cơ sở tập trung, chỉ đạo, triển khai thực hiện theo từng mục tiêu của Nghị quyết, đảm bảo phát huy sức mạnh “Đại đoàn kết toàn dân”; thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra. Ngoài ra, huyện thường xuyên tiến hành đánh giá lại toàn bộ các chương trình, dự án đã, đang triển khai thực hiện, lồng ghép các hoạt động phát triển KT-XH, huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn quản lý; kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm, cải cách các thủ tục thẩm định, xét duyệt đảm bảo đơn giản, thuận tiện, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình tổ chức thực hiện và thu hút các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo bền vững. Bố trí vốn kịp thời đảm bảo tiến độ cho các mục tiêu giảm nghèo đã được duyệt, như: thực hiện trích 1% tổng chi ngân sách địa phương hàng năm để bố trí thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo xóa nhà tạm, đất sản xuất, tham gia học nghề, xuất khẩu lao động... Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển kinh tế của các dự án quốc tế đang và sẽ tài trợ cho huyện thực hiện mục tiêu giảm nghèo như: dự án phân cấp giảm nghèo (DPPR) vốn ODA...


Huyện tiếp tục thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành, như: chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo bằng việc tập trung xử lý dứt điểm các khoản vay của các hộ nghèo bị thiệt hại do thiên tai để tiếp tục cho vay vốn bổ sung. Rà soát, đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất đều được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH cũng như các tổ chức tín dụng khác, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh. Riêng đối với hộ nông dân đảm bảo bình quân mỗi hộ có từ 1 - 2 con trâu, bò trở lên để phát triển kinh tế. Để người nông dân có kết quả tốt trong sản xuất, chăn nuôi, huyện chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm và khuyến công ở tất cả các thôn, bản. Phấn đấu 100% hộ nghèo đều được hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và chế biến, tiêu thụ sản phẩm; kiến thức về chi tiêu trong gia đình. Qua công tác triển khai thực hiện những dự án khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề và nhằm thúc đẩy, khuyến khích ý chí tự lực, quyết tâm vượt lên đói nghèo của mọi người dân, huyện đã tích cực phát triển các hình thức hợp tác sản xuất, nhân rộng các mô hình, điển hình giảm nghèo vươn lên làm giàu có hiệu quả... để từ đó, phong trào xóa nghèo thực sự phát huy hiệu quả tối đa.


Không chỉ vậy, để chương trình xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả lâu dài, bền vững, huyện Mèo Vạc thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đối với xã nghèo và đặc biệt khó khăn theo phương thức lồng ghép và huy động tối đa các nguồn vốn, như: xây dựng cơ bản tập trung; Chương trình 30A của Chính phủ; Dự án phân cấp giảm nghèo; giáo dục; y tế... Nhờ vậy, hiện nay cơ sở đều tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Nhất là ở vùng nông thôn, như: công trình giao thông, thủy lợi, điện, chợ; các điểm dịch vụ thương mại; các công trình phúc lợi tại thôn, bản như: nhà mẫu giáo, nhà lớp học, nước sinh hoạt... Ngoài ra, huyện thực hiện tốt chính sách BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người cận nghèo theo đúng Luật BHYT; tăng cường cơ sở vật chất và cán bộ y, bác sỹ về tuyến xã, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất để người nghèo khi đi khám, chữa bệnh được hưởng chính sách theo đúng quy định; đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, quan tâm tối đa đến các xã vùng sâu, xa để hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng đói, nghèo do sinh đẻ không có kế hoạch...


Ngoài việc thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo theo các chương trình, dự án và nhất là việc huy động nội lực trong nhân dân thông qua các phong trào hỗ trợ, giúp nhau xóa nghèo bằng kinh nghiệm làm ăn, giống cây con, vật nuôi để thực hiện mục tiêu mỗi hộ khá, giàu hỗ trợ giúp đỡ thoát nghèo từ 1 - 2 hộ nghèo/năm; huyện Mèo Vạc thường xuyên vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân với tinh thần tương thân, tương ái hưởng ứng giúp đỡ về vật chất; hướng dẫn, đỡ đầu hộ nghèo phát triển kinh tế. Phát động thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào như: “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ người nghèo”; xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo. Phân công cán bộ, đảng viên phụ trách, giúp đỡ một số hộ nghèo trong thôn, bản, hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi... Và Báo Hà Giang là một trong rất nhiều điển hình cho các đơn vị, cơ quan, ban, ngành của tỉnh trong công tác hỗ trợ, đỡ đầu xã nghèo. Báo Hà Giang đã, đang thường xuyên vận động, trực tiếp kêu gọi các tổ chức, cá nhân, những “Tấm lòng vàng” trên khắp cả nước chung tay, chung sức cùng Tòa soạn thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo không chỉ bằng hiện vật mà còn bằng cả tấm lòng chia sẻ, cảm thông. Đến nay, Báo Hà Giang đã kết hợp với Báo Hà Nội hỗ trợ 200 triệu đồng mua bò cho hộ nghèo; xây dựng và trao 1 nhà “Đại đoàn kết” trị giá trên 20 triệu đồng; trao đồ dùng học tập, vui chơi cho các trường học với tổng trị giá trên 50 triệu đồng cho xã Sủng Trà. Và mới đây, Tòa soạn đã phối hợp với Đoàn từ thiện Hà Nội trao tặng cho đồng bào nghèo của xã Khau Vai hơn 4 tấn gạo; 200 lít nước mắm; 100kg muối cùng rất nhiều bánh, kẹo, vật dụng, hàng hóa khác trị giá hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, đoàn còn tặng 30 suất quà cho 30 hộ khó khăn của xã, mỗi phần quà trị giá trên 500 nghìn đồng; tặng 1 tủ sách tri thức, sách giáo khoa, trị giá 10 triệu đồng;1 tấn gạo và đồ dùng sinh hoạt, học tập... cho các trường THCS, Tiểu học, Mầm non cùng người dân nghèo xã Khau Vai. Dù chưa phải là nhiều, nhưng Báo Hà Giang cùng với các đơn vị, cơ quan, cá nhân không chỉ trong địa bàn tỉnh Hà Giang mà khắp mọi miền tổ quốc đã, đang là một trong những nhân tố tích cực góp phần không nhỏ vào thực hiện thắng lợi chương trình hành động theo Nghị quyết số 09 của BCH Đảng bộ huyện, khóa XVII về: xóa đói, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011 - 2015 của Mèo Vạc.


PHI ANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh góp phần xây dựng, đổi mới môi trường đầu tư của Hà Giang
HGĐT- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (gọi tắt là PCI,) là chỉ số do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá, xếp hạng các tỉnh, thành trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển của các doanh nghiệp.
19/10/2011
Xã Na Khê trồng cây hồng không hạt theo hướng hàng hóa
HGĐT- Cây hồng không hạt được người dân xã Na Khê (Yên Minh) đưa về trồng từ rất lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, chất lượng quả thơm, ngon không kém so với hồng không hạt Quản Bạ. Tuy nhiên, trước kia bà con trồng tự phát, phân tán nên chưa hình thành vùng sản xuất hàng hoá, tập trung.
19/10/2011
Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo triển khai tái cơ cấu nền kinh tế
Dự hội thảo “Triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt Nam” ngày 18/10, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết ngay từ thời điểm này, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
19/10/2011
2012, tỷ giá sẽ được điều hành thế nào?
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm, trong khi thị trường ngoại hối đang có những biến động. Vấn đề được quan tâm nhất lúc này là sang năm 2012, tỷ giá sẽ được điều hành như thế nào?
18/10/2011