Trồng chuối có thể xóa đói, giảm nghèo và cải thiện môi trường sinh thái cho Cao nguyên đá Đồng Văn

16:26, 26/10/2009

HGĐT- Cây chuối tiêu có tên khoa học là Musa paradisiaca. L Thuộc họ chuối Musaceae. Đặc điểm sinh học của cây chuối tiêu là loại cây cỏ to, có căn hành, có phác hoa dạng gié, tạo thành buồng ở ngọn, có rất nhiều hoa trong một buồng, hoa sắp thành hai hàng tạo thành nải chuối, hoa có 5 tiểu nhụy, bầu noãn 3 tâm bì tạo thành 3 buồng, mỗi buồng có nhiều tiểu noãn.


Thành phần dinh dưỡng của quả chuối chín bao gồm đường, chất bột, đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng Potassium rất cao và có cả 10 loại axít amin thiết yếu cho cơ thể. Theo Đông y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Chuối có thể trồng được trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên chuối trồng tại vùng núi cao có thời gian sinh trường dài hơn vùng thấp, nhưng có hàm lượng đường cao hơn, nên chuối trồng ở vùng núi cao ngọt hơn hẳn trồng tại đồng bằng. Ngoài những lợi ích về dinh dưỡng, cây chuối còn rất có ý nghĩa về mặt sinh tháI, vì thân chuối có hàm lượng nước cao, nên có khả năng sinh thuỷ lớn hơn các loại cây trồng khác.


Quả chuối là loại quả được mọi người sử dụng rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tại một số nước Châu Mỹ và Châu Phi, cây chuối được trồng phổ biến và xuất khẩu đi khắp thế giới, mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, mặc dù chưa có những nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất chuối với quy mô lớn, tuy nhiên có thể nhận thấy người dân trồng chuối khá phổ biến với mục đích chủ yếu làlấy quả để dùng trong gia đình. Trên vùng cao nguyên Đồng Văn, mặc dù điều kiện địa hình và khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhưng chuối vẫn phát triển tốt và cho quả quanh năm, nên có thể khẳng định có thể phát triển cây chuối tốt và cho thu nhập nếu được quan tâm và trồng với quy mô lớn.


Để cây chuối có thể phát triển tốt và là cây xoá đói giảm nghèo cho người dân trong vùng, cần phải chú ý một số vấn đề sau:


Giống: là nhân tố vô cùng quan trọng, vì nó quyết định đến chất lượng và khả năng cho năng suất cũng như quy mô sản xuất. Theo kinh nghiệm, cây giống được tách ra khỏi cây mẹ khi có từ 3 đến 6 lá với độ cao vút ngọn khoảng 1 đến 1,5 m, nên khi sản xuất với số lượng lớn, sẽ rất khó có thể chủ động được nguồn giống cũng như độ đồng đều của giồng, vì thế cần sử dụng cây giống nuôi cấy mô tế bào khi sản xuất với quy mô lớn đặc biệt sản xuất theo đơn đặt hàng về chất lượng cũng như thời vụ.


Kỹ thuật: cây chuối là loại cây cần nhiều nước, tuy nhiên khi cây đã khép tán, lại có khả năng giữ nước rất tốt. Tại một số nước trồng chuối với quy mô lớn, họ chỉ trồng chuối một lần nhưng cho thu hoạch đến 15 năm, nên tiết kiệm được rất nhiều công chăm sóc cũng như nước tưới. để sản xuất với quy mô lớn thì kỹ thuật quyết định đến hiệu quả kinh tế của người trồng chuối vì có thể tiết kiệm được đầu tư cũng như chủ động thời điểm thu hoạch của chuối.


Thị trường: mặc dù được trồng rất phổ biến, nhưng việc xây dựng các thương hiệu về chuối chưa thực sự đúng tầm. Để tiêu thụ được sản phẩm ,những người trồng chuối cần tuyên truyền về giá trị dinh dưỡng của quả chuối cũng như công bố các chỉ tiêu chất lượng, chứng nhận về an toàn thực phẩm, để kích thích mọi người sử dụng chuối. Theo một số kết quả nghiên cứu tại những vùng trồng chuối có quy mô lớn, thì năng suất chuối có thể đạt trên 3 tấn/ ha/ vụ (chuối có thể cho thu hoạch 2 - 3 vụ/ năm nếu được trồng chăm sóc đúng kỹ thuật). Trên thị trường tư thương hiện đang thu mua chuối để xuất khẩu sang Trung Quốc với giá 3.500 - 4.000 đồng/ kg. Như vậy, cây chuối có thể cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ ha/ năm.


Mặc dù chưa có những tổng kết hay đánh giá về hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả môi trường nào của cây chuối trên địa bàn tỉnh ta, nhưng có thể khẳng định, cây chuối và sẽ mang lại thu nhập cao cho người dân vùng cao cũng như cải thiện môi trường, tạo nguồn sinh thuỷ nếu được đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Để phát triển được vùng trồng chuối với quy mô công nghiệp, thì nhà nước, tỉnh cần có những nghiên cứu cụ thể để xây dựng quy trình kỹ thuật, quy hoạch vùng sản xuất cũng như các chính sách khác để khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia phát triển cây chuối thành vùng hàng hoá.


Sa Nhật Tâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Hoàng Su Phì: Sơ kết sản vụ mùa và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân
HGĐT- Vừa qua, huyện Hoàng Su Phì tổ chức sơ kết sản xuất nông - lâm nghiệp vụ mùa năm 2009 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân năm 2009 - 2010.
23/10/2009
310,4 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất thực sự tiếp sức cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất vươn lên
HGĐT- Với hàng loạt quyết định hỗ trợ lãi suất của Thủ tướng Chính phủ dành cho SXKD được triển khai từ đầu năm 2009. Các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình, cá nhân trong tỉnh đã được vay 310,4 tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất từ Ngân hàng No-PTNT tỉnh.
23/10/2009
Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở Quản Bạ
HGĐT- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập luôn được Hội Phụ nữ huyện Quản Bạ xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong các hoạt động của phong trào Hội. Nhờ chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế mà nhiều chị em đã thoát nghèo.
21/10/2009
Phát triển kinh tế Cửa khẩu mốc 5
HGĐT- Đầu tháng 10, Cửa khẩu mốc 5 (198) Xín Mần trở nên sôi động bởi không khí thi công xây dựng. Theo quy hoạch và đầu tư của tỉnh vào Cửa khẩu mốc 5 giai đoạn I có giá trị gần 90 tỷ đồng gồm các hạng mục: San ủi, quy hoạch 1,5 ha mặt bằng; xây kè chống sạt, lở; làm kè ống nhà chợ, nhà điều hành Ban quản lý chợ; mở rộng nền đường, kèm đổ đường bê tông đảm bảo cho xe có
21/10/2009