Quà Tết đến với nạn nhân chất độc da cam

10:46, 14/02/2015

BHG- Tết Ất Mùi năm nay, các cấp ủy, chính quyền và các ngành các cấp đã quan tâm dành kinh phí làm quà tặng các đối tượng chính sách và người nghèo trong đó có nạn nhân chất độc da cam (CĐDC). Thường trực Hội Nạn nhân CĐDC tỉnh vận động các đơn vị, ban, ngành và cá nhân cùng chăm lo tết cho nạn nhân CĐDC, đồng thời phân công cán bộ đem quà của tỉnh, của Hội và của các đơn vị, cá nhân xuống xã và gia đình để trực tiếp trao quà cho đối tượng.

Trong số hơn 100 đối tượng được Tỉnh hội đến thăm tặng quà lần này có nhiều đối tượng và gia đình đối tượng rất khó khăn về bệnh tật và cuộc sống, có cả đối tượng chưa được hưởng chế độ nên khi nhận quà chúc tết hầu hết các đối tượng và gia đình đối tượng rất xúc động, cảm ơn Đảng và Nhà nước, cảm ơn Hội Nạn nhân CĐDC đã trực tiếp đến trao quà.

Đó là ông Hoàng Văn Xuyên (thôn Tân Mỹ) và ông Hoàng Văn Thư (thôn Tân Bình), xã Việt Vinh (Bắc Quang) bị ung thư đã ở giai đoạn cuối, sự sống chỉ còn tính tháng ngày.

Đến nhà chị Đoàn Thị Nga, dân lao động tự do, quê ở Nam Hà lên lấy chồng ở xã Ngọc Đường (TP Hà Giang), chị Nga là con gái ông Đoàn Văn Chung, cả hai vợ chồng đều tham gia quân đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam đều bị nhiễm CĐDC. Chị Nga lấy anh Thành, dân lao động tự do, sinh được hai con gái, con cả sinh 1993 bị đần độn, không biết làm gì, con thứ 2 sinh 1997 bị liệt nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều do mẹ phục vụ từ việc vệ sinh, thay quần áo đến ăn uống. Cuộc sống đều trông vào anh Thành lo toan nên rất chật vật, mặc dù con cả được hưởng 300.000 đồng/tháng, con gái thứ hai được 500.000đồng/tháng tiền chế độ tàn tật.

Ở thôn Làng Vàng 1, thị trấn Vị Xuyên có ông Hoàng Ngọc Cầm, nhập ngũ năm 1971 làm nhiệm vụ tại chiến trường Quảng trị, khi hoàn thành nghĩa vụ về nhà lấy vợ đẻ 7 người con thì con trai út bị tâm thần. Các con lớn lấy vợ ở riêng, ông Cầm ở với người con út, do con trai bị tâm thần, ông lấy vợ cho con rồi sinh được 2 cháu, lao động chủ yếu nhờ con dâu, nhà cửa còn là nhà tranh nhỏ bé (cột kèo bằng tre).

Ông Hoàng Minh Võ (sinh 1941) ở thôn Nà Ràng, xã Khuôn Lùng (huyện Xín Mần), tháng 7. 1968 ông nhập ngũ, làm nhiệm vụ tại chiến trường Tây nguyên, tháng 12. 1975 ông Võ được phục viên. Trước khi đi bộ đội đã có 3 con, sau khi đi bộ đội về vợ đẻ 4 con thì 2 con bị liệt chân tay và đều mất chưa đầy 1 tuổi. 2 con còn lại đều không bình thường. Bản thân ông Võ, chân tay cũng đi lại khó khăn, được hưởng chế độ từ năm 2002, đến năm 2009 bị cắt vì không bổ sung hồ sơ (thiếu giấy tờ), tháng 1. 2015 mới được hưởng chế độ. Thấy chúng tôi đến thăm bà vợ chỉ biết ngồi khóc. Ông Sùng Diu Chỉ (sinh 1944) ở thôn Cốc Độ, xã Chế Là (Xín Mần), đi bộ đội năm 1965 làm nhiệm vụ tại chiến trường Quảng Trị, đường 9 Nam Lào, phục viên năm 1975 về lấy vợ sinh 6 con, có 2 con do sinh ra yếu ớt, được vài tháng thì mất. Ông Lã Trọng Nguyên, ở thôn Nà Cau, xã Minh Ngọc (Bắc Mê), nhập ngũ năm 1968, chiến đấu ở chiến trường Quảng Nam, Quảng Ngãi và Tây nguyên được phục viên năm 1976, lấy vợ sinh 4 con thì 2 con trai đều bị ảnh hưởng CĐDC bị tâm thần. Ông đã kê khai nhiều lần đều không được giải quyết do không tìm được giấy tờ, khi phục viên đã nộp cho Tỉnh đội (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) làm chế độ chuyển ngành. Ông  Khánh Đức Đường ở thôn Lùng Xuôi, xã Minh Ngọc (Bắc Mê), nhập ngũ năm 1967, trực tiếp làm nhiệm vụ tại chiến trường Quảng Trị, phục viên 1975 lấy vợ có 5 con thì 2 con bị teo chân, da vàng đều mất khi được vài ba tuổi, 3 con còn lại thì Khánh Ngọc Hưng (sinh 1979) bị teo chân không lấy vợ. Cùng ở Bắc Mê, ông Lý Văn Đùi, thôn Thanh Tâm (Yên Phong) nhập ngũ năm 1965 làm nhiệm vụ tại chiến trường Quảng Nam, Quảng Ngãi, phục viên năm 1969 lấy vợ sinh 3 con đều bị ảnh hưởng CĐDC, đứa sứt môi, đứa ngớ ngẩn và đứa thì gầy còm, yếu ớt.

Đó là một vài trường hợp trong số 51 đối tượng mà chúng tôi đã thăm tặng quà tết Ất Mùi năm 2015. Đến tận nhà của 45 đối tượng trên địa bàn 17 xã của 6 huyện, Thành phố, điều chúng tôi nhận thấy là chưa có cách nào giải quyết chế độ cho người hoạt động kháng chiến bị mất giấy tờ. Họ là người có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để giành độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất nước nhà, song chưa được công nhận là người có công với cách mạng chỉ vì thiếu giấy tờ và bệnh không nằm trong quy định của Bộ Y tế. Trong khi các đối tượng đã 65- 70 tuổi.

                                                                                Triệu Đức Thanh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vị Xuyên tăng cường công tác quản lý thị trường trên địa bàn

BHG- "Mấy ngày vừa qua, hầu như anh em trong đơn vị làm việc liên tục, túc trực 24/24h để thực hiện nhiệm vụ quản lý thị trường trên địa bàn huyện trong thời gian giáp Tết...". Đó là chia sẻ của một cán bộ kiểm soát viên (KSV) trong Đội Quản lý thị trường số 2 Hà Giang. 

14/02/2015
Bí thư Thành ủy Trần Mạnh Lợi chúc Tết, tặng quà hộ nghèo, gia đình chính sách

BHG- Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, trong 2 ngày 12-13.2, đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố đã đi thăm, chúc Tết và tặng quà của tỉnh, thành phố cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ gia đình sản xuất chăn nuôi tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

13/02/2015
Tặng quà cho gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

BHG- Nhân dịp tết nguyên đán Ất Mùi, sáng ngày 12.2, Agribank Hà Giang đã tổ chức tặng quà cho gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc phường Quang Trung (TP Hà Giang).

13/02/2015
Đoàn từ thiện Báo Thanh niên tặng quà tại huyện Quản Bạ

BHG- Trong 2 ngày 13.2, tại Đồn Biên phòng Nghĩa Thuận, đoàn từ  thiện Báo Thanh niên phối hợp với Đồn Biên phòng Nghĩa Thuận đã trao tặng 500 suất quà (trị giá 300.000đ/1 suất) cho các hộ nghèo ở địa bàn 2 xã Nghĩa Thuận, Bát Đại Sơn (Quản Bạ). Tổng trị giá quà tặng 150 triệu đồng.

13/02/2015