Về Kim Thạch ngắm bức tranh quê

16:40, 30/05/2014

HGĐT- Vượt đỉnh dốc Phú Linh, rẽ trái, theo con đường liên xã được rải nhựa êm mượt, uốn lượn theo những sườn đồi khoảng 10 km là đến trung tâm xã Kim Thạch (Vị Xuyên). Bước vào địa bàn xã, trải rộng trước mắt là màu xanh sẫm ngút ngàn của đồi keo, đồi mỡ, rừng cọ; màu xanh non của lúa, ngô, rau, đậu. Ẩn hiện trong đó là những nếp nhà sàn, mái lợp lá cọ, lợp ngói đỏ truyền thống. Thấp thoáng trên đồi, dưới ruộng, bóng dáng những người nông dân đang miệt mài chăm sóc mùa màng, làm sáng thêm bức tranh quê Kim Thạch.



                                    Một góc đồng lúa ở Kim Thạch.

Ở bất kỳ một vùng quê nào cũng có những nét riêng mang lại vẻ đẹp đặc trưng của con người, cảnh vật của vùng quê đó. Ở Kim Thạch cũng vậy, mặc dù cách trung tâm thành phố không xa, đường giao thông thuận lợi, nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được nét mộc mạc, chân chất, thân thiện từ ngàn xưa trong quan hệ tình làng, nghĩa xóm; đoàn kết, hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế gia đình; giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn nhau áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... để mọi người, mọi nhà đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Kim Thạch là xã có địa hình đồi núi thấp, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, được coi là ngôi nhà chung của 8 dân tộc gồm: Tày, Nùng, Mông, Dao, Ngạn, Kinh, Giáy, Mường với 505 hộ, 2.352 nhân khẩu.


Đi qua các thôn từ Bản Thẳm, Bản Chang đến Bản Lù, Cốc Lải, Nà Ngoan... ở đâu cũng thấy màu xanh của rừng trồng, rừng khoanh nuôi, bảo vệ, rừng phòng hộ. Diện tích rừng của xã chiếm 81,69% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua bàn tay chăm sóc, bảo vệ; ý thức, trách nhiệm cao của nhân dân trong việc trồng rừng, giữ rừng nên độ che phủ rừng của xã trên 80%. Chủ tịch UBND xã Nông Trọng Quang cho biết: Ý thức được giá trị của rừng trong sinh thái môi trường cũng như lợi ích trong kinh tế, người dân Kim Thạch đã trồng rừng từ những năm 1990, giống cây trồng chủ yếu là mỡ và keo. Sau khi đủ năm, đủ tuổi cho khai thác, nhân dân tiếp tục trồng rừng mới theo hình thức “cuốn chiếu”, không để đất rừng trống, lãng phí tài nguyên đất. Giá trị kinh tế từ rừng đã góp phần khá lớn vào thu nhập của người dân trên địa bàn xã.



                             Rừng trồng của người dân Kim Thạch.

Là một xã thuần nông, với tổng diện tích 394,7 ha đất trồng cây nông nghiệp cả năm, người nông dân Kim Thạnh đã mang lại tổng sản lượng lương thực đạt 1.514 tấn trong năm 2013, tăng so với năm trước 177 tấn. Thu nhập bình quân mỗi người đạt 15,9 triệu đồng/năm (tăng 7 triệu đồng so với năm trước); 646 kg lương thực/người/năm (tăng 68 kg). Giá trị thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ năm qua của toàn xã đạt 37,4 tỷ đồng... Từ những con số trên đã khẳng định, miền quê thuần nông Kim Thạch từng ngày đổi mới, phát triển một cách rõ rệt, đi lên từ bàn tay, khối óc, từ đồng đất, đồi rừng của mình. Trong tổng số 505 hộ thì có 498 hộ có ti vi, 486 hộ có xe máy, 504 hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia, 460 hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh... đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở Kim Thạch. Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng được cấp ủy, chính quyền và nhân dân cùng chung tay, chung sức xây dựng. Duy trì chuẩn Quốc gia về y tế, người dân khi đến trạm y tế khám, điều trị bệnh được đội ngũ y tế chăm sóc chu đáo, tận tình; giữ vững chuẩn Quốc gia về giáo dục Mầm non và giáo dục Tiểu học... Hàng năm, người dân đã đóng góp hàng trăm công lao động để khơi thông cống rãnh, phát cỏ ta luy dương tuyến đường liên xã đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông; chung tay xây dựng Nông thôn mới với việc tiếp tục hoàn thiện các trụ sở thôn, mở mới, sửa chữa các tuyến đường dân sinh, đường nội đồng, hệ thống kênh mương thủy lợi...


Những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Kim Thạch đã huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị thu nhập cho nông dân trên diện tích sản xuất... Cùng với đó cũng phải kể đến sự năng động, sáng tạo, chịu thương, chịu khó trên đồng ruộng của bà con nhân dân các dân tộc của xã nên đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn được đổi mới; hệ thống chính trị chuyển biến tích cực; trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.


An Dương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giới thiệu tác phẩm mới
LTS: Giữa tháng 5.2014, Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Phú Thọ cho ra mắt và gửi tặng các chiến sĩ Trường Sa Tập thơ “ Biển gọi”,được tập hợp từ trên 50 bài của trên 40 tác giả trong cả nước đoạt giải Cuộc thi Thơ: Biển đảo Việt Nam. Nhà thơ,Nhà báo Đặng Quang Vượng, Phó Tổng Biên tập Báo Hà Giang đoạt Giải Nhất chùm 3 bài. Báo Hà Giang trân trọng giới thiệu với bạn đọc 2
30/05/2014
Trở lại Điện Biên
Tôi hăm hở ngược đường Tây BắcLên Điện Biên thăm lại chiến trường xưaTrắng mùa Ban em về bản TháiLòng nôn nao gợi nhớ đêm xòe
30/04/2014
Trước giờ xung trận
Rừng Trường Sơn xao xácBom thù phạt ngang đầuNằm chờ giờ xung trậnThân gửi lời cho nhau
30/04/2014
Chợ vẫn họp đỉnh trời
Người gọi tôi: Cô bé ơiCho tôi tìm lại tuổi thơ xa rồiCải cay thì đã về trờiChỉ răm ở lạirăm thời là tôi...
30/04/2014