Hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống cho những "mầm xanh" tương lai

09:20, 22/04/2020

BHG - Ngày 7.4.2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 597/QĐ-UBND phê duyệt Đề án giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020. Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai, đề án đã trang bị cho học sinh phổ thông những kiến thức, kỹ năng sống phù hợp và hiểu biết về văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của địa phương. Từ đó, hun đúc tình yêu bản sắc văn hóa và truyền thống lịch sử cho những “mầm xanh” của đất nước.

Học sinh Trường Tiểu học Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) học thêu hoa văn truyền thống.                                                               Ảnh: TƯ LIỆU
Học sinh Trường Tiểu học Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) học thêu hoa văn truyền thống. Ảnh: TƯ LIỆU

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Chiến Phố (Hoàng Su Phì) có 100% học sinh (HS) là con em dân tộc Nùng và Mông. Thực hiện Đề án đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc vào giảng dạy, nhà trường đã có những cách làm sáng tạo, linh hoạt. Qua đó, giúp HS hình thành các kỹ năng sống cơ bản và hiểu thêm lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương, dân tộc. Thầy giáo Đỗ Hữu Vịnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Nhà trường đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gồm 20 thành viên, do Hiệu trưởng nhà trường làm Trưởng ban; đồng thời, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể theo từng năm học. Bên cạnh việc mời các nghệ nhân dân gian, người am hiểu phong tục, tập quán đến nói chuyện chuyên đề và truyền dạy cho HS; nhà trường còn hướng dẫn HS thành lập các câu lạc bộ: Văn hóa, văn nghệ, học nghề truyền thống... Đến nay, đã thành lập được nhiều câu lạc bộ, thu hút sự tham gia của đông đảo HS với 9 nội dung: Múa khèn Mông, múa gậy đồng xu, múa ô, múa ngựa, thêu thùa, may vá… Hình thức giảng dạy được đa dạng, như: Lồng ghép trong các tiết sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn, đội; thông qua các hoạt động này đã góp phần thu hút học sinh đến trường đông đủ hơn; tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

Huyện Xín Mần, được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện đưa văn hóa truyền thống vào trường học; từ khi thực hiện đề án đến nay, các trường học trên địa bàn đã tổ chức truyền dạy được 526 chuyên đề; trong đó, hơn 1.300 tiết học giáo dục kỹ năng sống với 116 câu lạc bộ sở thích được thành lập. Việc giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống được thực hiện có sự phân cấp rõ ràng từ bậc Tiểu học đến THCS, THPT. Qua từng cấp học đã giúp hình thành những kỹ năng sống cơ bản cho HS, từng bước hoàn thiện về thể chất, đạo đức, trí tuệ cho HS; đồng thời giúp HS nắm được lịch sử, văn hóa của địa phương, dân tộc.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong 3 năm thực hiện đề án; các nhà trường đã tổ chức được gần 2.900 chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, xây dựng và tổ chức hoạt động trên 1.700 câu lạc bộ sở thích, như: Tiếng Anh, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, văn học, nghệ thuật, văn hóa truyền thống... Trong quá trình thực hiện, nhiều cơ sở giáo dục đã có những mô hình, cách làm hay, như: Mô hình về xây dựng cảnh quan sư phạm các nhà trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện; các mô hình thư viện dùng chung, thư viện ngoài trời, thư viện trong lớp học; vận động cộng đồng làm đồ chơi cho HS bằng các vật liệu sẵn có của địa phương; tổ chức Cuộc thi “Rung chuông vàng” cho HS tìm hiểu về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực học đường. Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc giáo dục gắn với lao động sản xuất để giáo dục kỹ năng sống cho HS. Đến hết năm 2019, có tổng số 326 trường có mô hình chăn nuôi với số lượng 1.459 con lợn và tổ chức làm vườn rau do HS chăm sóc khoảng 55.865 m2 với 129.665 kg rau thành phẩm/năm.

Hoạt động truyền dạy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được các trường thực hiện với nội dung và hình thức phong phú, đa đạng: Giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và các phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian ở địa phương; truyền dạy một số làn điệu dân ca và cách sử dụng nhạc cụ dân tộc, như: Khèn môi, khèn lá, sáo Mông, đàn Tính. Nhiều nhà trường đã tổ chức cho HS tìm hiểu các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian tại địa phương như các lễ hội truyền thống; tổ chức các trò chơi dân gian và các cuộc thi hát, múa các làn điệu dân ca truyền thống cho HS tham gia. Một số đơn vị trường học còn sưu tầm, xây dựng gian trưng bày nhạc cụ truyền thống, trang phục, dụng cụ lao động sản xuất của các dân tộc tại địa phương trong phòng truyền thống, thư viện, góc lớp…

Có thể khẳng định, qua 3 năm thực hiện đề án đã trang bị cho HS các cấp những kiến thức, kỹ năng phù hợp; từng bước hình thành nhân cách cho HS, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Đồng thời, giúp HS thêm yêu và tự hào về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; từ đó hình thành nhận thức và hành động đúng đắn trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cô giáo Thủy và tâm huyết mở kênh dạy học online miễn phí

BHG - Đó cô giáo Đinh Ngọc Thủy, Trường THPT Lê Hồng Phong, thành phố Hà Giang. Trải qua 23 năm gắn bó với nghề dạy học, và với niềm đam mê công nghệ, cô đã có ý tưởng xây dựng giáo án điện tử môn Toán cho giáo viên dạy học giữa mùa dịch Covid-19 và lập kênh học tập trực tuyến miễn phí cho học sinh. Với sự kết nối của các đồng nghiệp trên khắp mọi miền đất nước, dự án đã hình thành, đem lại những sản phẩm bổ ích trong việc dạy và học.

 

22/04/2020
Hội Nhà báo Hà Giang hòa cùng dòng chảy lịch sử

BHG - Hòa cùng dòng chảy lịch sử 70 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, những năm qua, Hội Nhà báo Hà Giang, các cơ quan báo chí của tỉnh vinh dự, tự hào thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hoá của Đảng, xứng đáng là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

 

21/04/2020
Chuyện về những người tiếp quản 16 tấn vàng ngày giải phóng

Những ký ức về việc tiếp quản khối tài sản 16 tấn vàng từ chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính năm xưa. Cách đây 45 năm, trong ngày vui đại thắng của dân tộc - giải phóng miền Nam, các cán bộ chiến sĩ của đoàn C282.Q đã được nhận nhiệm vụ đặc biệt là tiếp quản hệ thống Ngân hàng Quốc gia cùng nhiều ngân hàng thương mại khác, bảo vệ khối tài sản khổng lồ, đặc biệt là 16 tấn vàng từ chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa. 

19/04/2020
Khu vườn lớn nhất thế giới giữa sa mạc

Dubai được biết đến như một thành phố với nhiều điểm thăm quan có có sức lôi cuốn cực độ, từ những công viên giải trí có mái che rộng 140.000 m2 đến khu nghỉ mát trượt tuyết trong nhà trải dài. Dubai Miracle Garden (Khu vườn Thần kì của Dubai) cũng là một địa điểm đầy mê hoặc trong danh sách này.

 

16/04/2020