Tiền đề đưa nền nông nghiệp Bắc Mê bứt phá

08:38, 05/01/2024

BHG - Xác định, nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực của huyện. Vì vậy, huyện Bắc Mê huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thống nhất các giải pháp phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác của người dân để đưa lĩnh vực nông nghiệp bứt phá, từ đó nâng cao đời sống người dân.

Người dân xã Minh Sơn chăm sóc cây Dưa chuột vụ Đông trồng theo mô hình liên kết.
Người dân xã Minh Sơn chăm sóc cây Dưa chuột vụ Đông trồng theo mô hình liên kết.

Bắc Mê là huyện núi thấp của tỉnh ta, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình có nhiều đồi núi, khó khăn cho việc canh tác cũng như thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất; liên kết đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông huyện còn ít, quy mô nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng được nguồn lực về đất đai, lao động; chất lượng nguồn lao động còn thấp, thiếu tính chuyên nghiệp; ý thức tự lực của một số hộ nhận được hỗ trợ từ nhà nước còn hạn chế nên sau khi kết thúc hỗ trợ các hộ không duy trì và nhân rộng mô hình; duy trì sản xuất và phát triển, tiêu thụ các sản phẩm OCOP đạt sao, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm còn nhiều hạn chế; các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả chưa được nhân rộng. Ngoài ra, một số chính sách hỗ trợ còn dàn trải, định mức hỗ trợ thấp chưa khuyến khích được người dân tham gia.

Để khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, huyện Bắc Mê chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tổ chức chỉ đạo quyết liệt việc chuyển đổi khung thời vụ, cơ cấu giống cây trồng, tăng cường thâm canh, tăng vụ, đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thu hút, vận dụng, sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương theo hướng phát triển bền vững; phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm; nâng cao chất lượng đội ngũ khuyến nông thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ về nông nghiệp.

Lãnh đạo huyện Bắc Mê thăm mô hình trồng cây dưa chuột vụ Đông ở xã Phú Nam.
Lãnh đạo huyện Bắc Mê thăm mô hình trồng cây dưa chuột vụ Đông ở xã Phú Nam.

Đẩy mạnh đưa các loại cây trồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và mang lại giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đặc biệt, phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị bền vững, nâng cao giá trị thu hoạch/ha đất canh tác, từng bước hình thành, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa; xây dựng, hình thành các sản phẩm hàng hóa chủ lực; xây dựng sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Trong năm 2023, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm thực hiện gần 9.200 ha đạt trên 100% kế hoạch; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 33.300 tấn, đạt 99% kế hoạch; giá trị bình quân trên ha đất canh tác đạt 56,7 triệu đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ; phát triển mới 7 sản phẩm OCOP và duy trì 21 sản phẩm OCOP đã được công nhận.

Đồng chí Lý Hải Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê, cho biết: Năm 2024 là năm gấp rút thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm, nhằm tạo tiền đề cho nền nông nghiệp huyện bứt phá tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung triển khai thực hiện các chỉ tiêu sản xuất năm 2024 đảm bảo đạt kế hoạch cả về diện tích, sản lượng cây trồng hàng năm; thực hiện chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, có sức cạnh tranh; tổ chức sản xuất cho người dân theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác; kiểm soát sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để thực hiện cơ chế hỗ trợ nhân dân để phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, năng suất, hiệu quả kinh tế cao gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ ổn định, theo chuỗi giá trị.

Tin tưởng rằng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự đồng lòng của người dân sẽ là tiền đề cho nền nông nghiệp của huyện bứt phá, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phòng giao dịch Vĩnh Tuy đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

BHG - Không nằm ngoài “dòng chảy” chuyển đổi số của thế giới cũng như chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp trên, thời gian qua, Phòng giao dịch (PGD) Vĩnh Tuy đã tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại địa phương.

30/12/2023
Tạo đột phá hạ tầng giao thông

BHG - Xác định hạ tầng giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển KT - XH, vì vậy Đảng bộ huyện Bắc Mê huy động các nguồn lực đầu tư đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, trong đó có nhiều công trình quan trọng, cấp thiết được khánh thành, đưa vào sử dụng góp phần quan trọng cho kinh tế, xã hội của huyện. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, hạ tầng giao thông huyện Bắc Mê có nhiều đột phá và là bước đệm quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT – XH, đảm bảo AN – QP.

30/12/2023
Chợ truyền thống khó khăn trong “bão” chuyển đổi số

BHG - Chợ truyền thống từ xưa đến nay luôn được coi là nơi mua bán ưa thích của người dân, gắn liền với những nét văn hoá đặc sắc tại mỗi vùng miền, địa phương. Tuy nhiên, với nhịp sống ngày một phát triển, ngày càng có nhiều hình thức mua bán, trao đổi tiện lợi hơn. Đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số, chợ trực tuyến trở thành sự lựa chọn của nhiều người mua hàng, thì chợ truyền thống đang đứng trước thách thức rất lớn về thị phần.

29/12/2023
Nghị quyết 43 thúc đẩy phát triển KT - XH Hà Giang

BHG - Nghị quyết số 43 (Nghị quyết) của Quốc hội khóa XV về “Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT – XH” sau đại dịch Covid – 19 được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất của Quốc hội ngày 11.1.2022 được xem là chính sách chưa từng có tiền lệ, tác động lớn giúp phục hồi nền kinh tế của đất nước. Tại tỉnh ta, Nghị quyết đã thúc đẩy tăng trưởng KT – XH của tỉnh với tổng giá trị sản phẩm năm 2022 (GRDP) tăng 7,8% so với năm 2021, năm 2023 ước tăng 5,5% so với năm 2022.

29/12/2023