Phòng giao dịch Vĩnh Tuy đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

17:11, 30/12/2023

BHG - Không nằm ngoài “dòng chảy” chuyển đổi số của thế giới cũng như chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp trên, thời gian qua, Phòng giao dịch (PGD) Vĩnh Tuy đã tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại địa phương.

TTKDTM đang ngày càng thể hiện được sự tiện ích, ứng dụng cao so với việc sử dụng tiền mặt, giúp ích cho cả khách hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ, đảm bảo sự chính xác, nhanh nhạy, tiết kiệm thời gian và công sức kiểm đếm, vận chuyển tiền mặt, giảm thiểu rủi ro về tiền giả, tiền cũ, không còn giá trị sử dụng và nguy hiểm khi mang theo lượng tiền mặt lớn trong người. Đặc biệt tại các vùng nông nghiệp nông thôn, việc di chuyển xa xôi, khó khăn thì TTKDTM càng giúp đỡ bà con nhiều hơn trong cuộc sống.

Khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt nhờ sự nhanh chóng, chính xác.
Khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt nhờ sự nhanh chóng, chính xác.

Những năm qua, PGD Vĩnh Tuy đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến sản phẩm dịch vụ TTKDTM tới đông đảo người dân trên địa bàn hơn. Công tác giới thiệu, tuyên truyền được đẩy mạnh qua nhiều kênh như đăng tải thông tin lên các trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử của Agribank; xây dựng các tổ liên kết, tổ vay vốn đồng thời kết hợp với chính quyền địa phương phổ biến, giới thiệu tới tận cơ sở, vùng sâu, xa. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ nhân viên PGD cũng là một tuyên truyền viên, giúp lan toả tiện ích của TTKD tiền mặt tới những người xung quanh.

Năm 2023 là một năm PGD Vĩnh Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác đẩy mạnh TTKDTM. Tới thời điểm hiện tại, PGD đã hỗ trợ cấp 135 mã QR thanh toán cho các cơ sở cung cấp dịch vụ; liên kết trả lương qua tài khoản cho 18 đơn vị; 12 trường học trên địa bàn thực hiện thu học phí và các loại phí khác qua kênh TTKDTM của PGD. Trong năm 2023, PGD Vĩnh Tuy đã có thêm 638 khách hàng mở tài khoản mới và 612 khách hàng đăng kí sử dụng qua ứng dụng E-mobile banking. Ngoài ra, PGD cũng liên kết với các đơn vị khác như Phòng Lao động – TBXH chi trả trợ cấp an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa bàn thị trấn Vĩnh Tuy và xã Hùng An; đến nay đã có 550 khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện qua ứng dụng.

Thẻ Lộc Việt là sản phẩm dịch vụ mới, tối ưu trong thanh toán không dùng tiền mặt.
Thẻ Lộc Việt là sản phẩm dịch vụ mới, tối ưu trong thanh toán không dùng tiền mặt.

Bà Vũ Thị Phương, tổ dân phố Phố Mới, thị trấn Vĩnh Tuy chia sẻ: “Là một người bán hàng, tôi nhận thấy việc TTKDTM mang lại lợi ích rất lớn. Tôi không cần phải lo lắng về việc tiền giả hay không có tiền lẻ để trả lại tiền thừa; số tiền khách hàng thanh toán được kiểm kê chi tiết, đầy đủ trong ứng dụng, tránh rủi ro khi cầm nhiều tiền mặt. Thao tác thanh toán dễ dàng, nhanh chóng”.

2 năm trở lại đây, PGD Vĩnh Tuy cũng tăng cường tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm mới của Agribank là thẻ Lộc Việt, thẻ ghi nợ đồng thời là thẻ tín dụng nội địa. Sản phẩm đã tối ưu để tích hợp TTKDTM, khi giao dịch với thiết bị POS quẹt thẻ, chỉ cần chạm thẻ vào thiết bị, giao dịch sẽ được thực hiện nhanh chóng. Thẻ Lộc Việt còn là thẻ tín dụng với hạn mức tối đa 50 triệu đồng, giúp khách hàng có thể sử dụng nguồn vốn tín dụng mà không cần nhiều thực hiện nhiều thủ tục, hạn chế tín dụng đen. Trong năm 2023, PGD Vĩnh Tuy đã phát hành 100 thẻ Lộc Việt cho các khách hàng mới.

Giám đốc PGD Vĩnh Tuy, Nguyễn Thị Vân Anh cho biết: “Xác định TTKTM nói riêng và chuyển đổi số nói chung là xu thế phát triển trong thời đại mới, đặc biệt giúp ích rất nhiều đối với bà con vùng nông nghiệp nông thôn, hạn chế thời gian, công sức đi lại; thời gian tới PGD sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện chỉ đạo của cấp trên, đẩy mạnh hỗ trợ TTKDTM trên địa bàn”.

Bài, ảnh: Như Nguyệt


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hợp tác xã cộng đồng Nặm Đăm phát huy tốt giá trị cây dược liệu

BHG - Quản Bạ được biết đến là miền đất của nhiều loại dược liệu, cùng với sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, những năm qua các sản phẩm dược liệu của huyện cửa ngõ Cao nguyên đá có cơ hội phát triển và vươn xa. Giờ đây, cây dược liệu giúp cho đồng bào dân tộc Dao ở Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) có thêm thu nhập, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

29/12/2023
Nghị quyết 43 thúc đẩy phát triển KT - XH Hà Giang

BHG - Nghị quyết số 43 (Nghị quyết) của Quốc hội khóa XV về “Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT – XH” sau đại dịch Covid – 19 được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất của Quốc hội ngày 11.1.2022 được xem là chính sách chưa từng có tiền lệ, tác động lớn giúp phục hồi nền kinh tế của đất nước. Tại tỉnh ta, Nghị quyết đã thúc đẩy tăng trưởng KT – XH của tỉnh với tổng giá trị sản phẩm năm 2022 (GRDP) tăng 7,8% so với năm 2021, năm 2023 ước tăng 5,5% so với năm 2022.

29/12/2023
Chợ truyền thống khó khăn trong “bão” chuyển đổi số

BHG - Chợ truyền thống từ xưa đến nay luôn được coi là nơi mua bán ưa thích của người dân, gắn liền với những nét văn hoá đặc sắc tại mỗi vùng miền, địa phương. Tuy nhiên, với nhịp sống ngày một phát triển, ngày càng có nhiều hình thức mua bán, trao đổi tiện lợi hơn. Đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số, chợ trực tuyến trở thành sự lựa chọn của nhiều người mua hàng, thì chợ truyền thống đang đứng trước thách thức rất lớn về thị phần.

29/12/2023
Kết nối “mắt xích” chuỗi giá trị: Kỳ cuối: Gỡ rào cản phát triển

BHG - Trước xu thế phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi phải đẩy mạnh liên kết giữa người sản xuất và các doanh nghiệp, tỉnh ta triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ rào cản nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá”. Đồng thời, việc xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, nhất là các HTX nông nghiệp để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tỉnh ta xác định là lựa chọn hàng đầu, nhằm tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi giá trị.

27/12/2023