Doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

11:03, 08/11/2022

BHG - Tròn một năm thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, cùng với các doanh nghiệp trong cả nước, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua đại dịch, đẩy mạnh phát triển sản xuất; đưa nền kinh tế “tăng tốc” trở lại.

 Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ (Hoàng Su Phì) đa dạng hóa kênh bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, đem lại doanh thu ổn định sau dịch Covid-19.
Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ (Hoàng Su Phì) đa dạng hóa kênh bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, đem lại doanh thu ổn định sau dịch Covid-19.

Trong 2 năm, 2020 – 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống KT-XH. Trước tình hình đó, ngày 11.10.2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt. Triển khai thực hiện Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, thành lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Đặc biệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, HTX. Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 – 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh. Duy trì lãi suất cho vay ở mức thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh. Trong 9 tháng đầu của năm 2022, ước thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/NQ-QH, Nghị định số 15/2022/NĐ-CP là 84 tỷ đồng. Các chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Trong 9 tháng năm 2022, cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ 770,1 tỷ đồng cho 1.379 khách hàng, trong đó có 28 doanh nghiệp. Cho vay mới ưu đãi lãi suất với doanh số cho vay lũy kế 20.720 tỷ đồng, dư nợ 8.082,2 tỷ đồng/57.440 khách hàng…

Du khách tham quan Dinh thự nhà Vương (Đồng Văn).
Du khách tham quan Dinh thự nhà Vương (Đồng Văn).

Cùng với đó, chú trọng chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án. Đã hỗ trợ 34 doanh nghiệp khảo sát dự án, tập trung vào các lĩnh vực phát triển đô thị, du lịch sinh thái, xây dựng nhà máy xử lý rác thải, chế biến nông sản… Triển khai các giải pháp khuyến khích thu hút đầu tư; hỗ trợ, tư vấn cho 3 doanh nghiệp vướng mắc về thủ tục thuế, 10 doanh nghiệp vướng mắc về thủ tục hải quan; hướng dẫn thủ tục đầu tư cho 7 doanh nghiệp. Đôn đốc giải quyết và hoàn thiện thủ tục đất đai cho 7 dự án, thủ tục môi trường cho 7 dự án; cấp phép khai thác mặt nước 3 dự án. Cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 14 dự án với tổng số vốn đăng ký 2.859,2 tỷ đồng. Công tác giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp được thực hiện nhanh, đảm bảo trong 1 ngày làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tính đến hết tháng 7.2022, có 180 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 1.228 tỷ đồng.

Nhờ sự đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời của các cấp, ngành, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt kết quả tích cực. Công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản tiếp tục được duy trì và phát triển; công nghiệp chế biến nông, lâm sản từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,02%; chỉ số tồn kho giảm 43,72% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 19,58% so với cùng kỳ. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,4%; công nghiệp chế biến tăng 22,69%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 22,5% so với cùng kỳ.

Các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối giao thương, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đổi mới. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trên địa bàn, đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 10.332 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải cũng trên đà phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu đi lại của người dân. Tổng doanh thu vận tải và dịch vụ kho bãi ước đạt 510 tỷ đồng, tăng 13,86% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách đạt 169 tỷ đồng, tăng 27,31%; doanh thu vận tải hàng hóa 330 tỷ đồng, tăng 6,45%.

Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đang hồi sinh mạnh mẽ. Tỉnh đã tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch dưới nhiều hình thức; hướng dẫn các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch chủ động phương án tổ chức các hoạt động phục vụ du khách. Trong 9 tháng đầu năm, Hà Giang đón 1.598.000 lượt du khách (tăng 132,18% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 106,5% kế hoạch năm), trong đó 26.022 lượt khách quốc tế, 1.571.978 lượt khách nội địa; doanh thu du lịch đạt 3.196 tỷ đồng, tăng 158,2% so với cùng kỳ.

Từ sự chỉ đạo, điều hành phù hợp, linh hoạt của Chính phủ và chính quyền các cấp trong việc đồng hành tháo gỡ khó khăn kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp cùng với việc thay đổi cách thức quản trị, điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đã giúp các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi mạnh mẽ, đưa nền kinh tế “tăng tốc” sau đại dịch.

Bài, ảnh:  YÊN HOA


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyển đổi sản xuất ở xã Vĩnh Phúc
BHG - Xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) có 1.784/2.094 hộ trồng cam, chiếm 85% tổng số hộ trong toàn xã. Thu nhập bình quân trên mỗi ha trồng cam lợi nhuận 148 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí) gấp 4,8 lần so với trồng lúa 2 vụ/năm. Đối với cây cam từ 6 năm tuổi trở lên sẽ cho thu hoạch ổn định, doanh thu từ 250 – 450 triệu đồng/ha/năm.
30/10/2022
Bám sát các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
BHG - Trong suốt quá trình hoạt động, Agribank Vị Xuyên luôn bám sát các chương trình phát triển KT – XH của địa phương. Từ đó, kịp thời đưa nguồn vốn đến khách hàng, phục vụ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, thông qua các chương trình tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi để thực hiện tốt vai trò là trụ đỡ hỗ trợ tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
30/10/2022
Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Theo TTXVN, hãng tin Sputnik (Nga) dẫn báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company đưa tin Việt Nam có nền kinh tế số tăng trưởng vượt bậc, đạt 23 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2022.
30/10/2022
Mảnh vườn trù phú của lão nông Hoàng Thế Diện
BHG - Bốn mùa trong năm, mảnh vườn trồng rau của gia đình ông Hoàng Thế Diện, thôn Nà Tiềng, xã Niêm Sơn (Mèo Vạc) luôn tốt tươi, mang lại nguồn thu cho gia đình ông mỗi năm gần 150 triệu đồng. Đây là kết quả bước đầu sau khi ông thực hiện cải tạo vườn tạp (CTVT) theo tinh thần Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy. Mô hình trồng rau của gia đình ông được đánh giá là tiêu biểu của xã Niêm Sơn đến thời điểm này
29/10/2022