Vị Xuyên hướng tới xã hội hóa quản lý, đầu tư chợ nông thôn

10:18, 06/07/2015

BHG- Hiện nay huyện Vị Xuyên có 21/24 xã, thị trấn được đầu tư xây dựng chợ tại trung tâm, tuy nhiên theo báo cáo của Phòng Công thương huyện, các chợ này chưa phát huy hết công năng và hiệu quả. Thậm chí nhiều chợ được xây dựng kiên cố, quy củ nhưng người dân không bán hàng tập trung trong khuôn viên mà tràn ra lòng lề đường gây cản trở giao thông và lãng phí tiền đầu tư của Nhà nước. Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo huyện Vị Xuyên cho biết, để giải quyết vấn đề này huyện đang hướng tới xã hội hóa việc quản lý, đầu tư và khai thác các chợ nông thôn theo phương châm “đầu tư công và quản trị tư”.

Chợ thị trấn Vị Xuyên được tiểu thương tự bỏ kinh phí xây dựng các ki ốt bán hàng.
Chợ thị trấn Vị Xuyên được tiểu thương tự bỏ kinh phí xây dựng các ki ốt bán hàng.

Từ thực tế các chợ nông thôn được đầu tư xây dựng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại ở các khu đông dân cư, khu vực trung tâm các xã, thị trấn; tạo điều kiện cho người dân quanh khu vực phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ tăng thêm thu nhập; khắc phục tình trạng họp chợ tràn lan trên lòng, lề đường gây cản trở giao thông, ô nhiễm mỗi trường... Tuy nhiên, với số kinh phí đầu tư hàng tỷ đồng cho một khu chợ nhưng do quản lý lỏng lẻo, thiếu sự trách nhiệm của địa phương, nhiều công trình không phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó, dù được xây dựng, quy hoạch chi tiết, quy củ nhưng tiểu thương và người dân không họp chợ đúng nơi quy định; một số người thiếu ý thức còn gây hư hỏng một số hạng mục công trình nhà chợ; hàng năm huyện vẫn phải trích nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng các chợ... gây lãng phí đầu tư công. Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên Hoàng Thanh Tịnh cho biết: “Từ thực trạng trên, cùng với hiệu quả của mô hình chuyển đổi cách quản lý, đầu tư, khai thác chợ trung tâm thị trấn Vị Xuyên trong thời gian qua theo hướng giao cho Hợp tác xã (HTX) quản lý. Huyện đang có chủ trương và lên phương án chuyển đổi thí điểm cách quản lý, khai thác giống như phương pháp của chợ thị trấn Vị Xuyên với phương châm “đầu tư công và quản trị tư”. Đó là, Nhà nước sẽ chỉ đầu tư 1 lần xây dựng cơ sở hạ tầng các chợ, sau đó cho các tư nhân, HTX, Tổ hợp tác đấu thầu quản lý. Cá nhân, tổ chức trung thầu sẽ chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, tu sửa nếu để xảy ra hư hỏng, xuống cấp với địa phương và đúng theo quy định của Nhà nước... đơn vị nào thực hiện không tốt sẽ được chuyển cho tổ chức khác khai thác, quản lý.”

Được biết, trước đây chợ thị trấn Vị Xuyên được đầu tư nhiều tỷ đồng xây một nhà 2 tầng kiên cố với diện tích 6.000m2, đầy đủ các hệ thống điện, nước, khu vệ sinh, nước thải... theo tiêu chuẩn chợ cấp 2, đáp ứng đủ hàng nghìn lượt khách đến trao đổi, mua bán mỗi ngày. Nhưng các tiểu thương và người dân không họp chợ trong khuôn viên được xây dựng mà vẫn giữ thói quen họp chợ trên lòng, lề đường khu vực trước cổng chợ. Công trình không được sử dụng, tu sửa nên dần xuống cấp. Chính vì vậy, UBND thị trấn Vị Xuyên đã giao khoán cho HTX tư nhân quản lý. Theo đó, chợ được giao cho HTX Hà Trang khai thác, quản lý. Mỗi năm HTX phải nộp một khoản phí vào Ngân sách nhà nước là 60 triệu đồng và chịu trách nhiệm sửa chữa, xử lý những hư hỏng nhỏ (nếu có), đồng thời thu hút thêm các tiểu thương đăng ký tham gia buôn bán tại chợ; không để xảy ra tỉnh trạng họp chợ tràn lan ra lòng đường, sai quy định... Kết quả, hoạt động kinh doanh tại chợ thị trấn Vị Xuyên thực sự đã đi vào nề nếp và cho thấy hiệu quả rõ ràng: Không còn tình trạng tiểu thương buôn bán dưới lòng, lề đường; số lượng các hộ đăng ký kinh doanh tại chợ tăng từ 86 hộ lên trên 150 hộ và vẫn đang tiếp tục tăng; các gian hàng được phân lô, khu vực riêng, rõ ràng và chủ gian hàng phải tự mình bỏ tiền xây dựng các ki - ốt bán hàng. Bên cạnh đó, mỗi gian hàng đều phải đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường mới được phép kinh doanh...

Đẩy nhanh thực hiện chủ trương này, huyện Vị Xuyên đã giao cho các phòng chuyên môn xây dựng phương án chi tiết về việc chuyển đổi phương thức quản lý, khai thác các chợ nông thôn trên địa bàn. Cùng với đó, huyện đang trưng cầu thêm ý kiến các địa phương và tiểu thương. Dự kiến trong thời gian tới, huyện sẽ thí điểm thực hiện trước với một số chợ đã được đầu tư cơ bản đầy đủ và có lượng hàng hóa trao đổi mỗi phiên lớn như: Chợ thị trấn Việt Lâm, chợ Vạt (xã Việt Lâm), chợ xã Phú Linh và chợ xã Đạo Đức sau đó sẽ nhân rộng trong toàn huyện.

Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa

BHG- Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.

30/06/2015
Bắc Mê: Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng năm 2015

BHG- Theo kế hoạch, năm 2015 huyện Bắc Mê triển khai trồng mới 7.500 ha rừng lâm nghiệp xã hội nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích các hộ gia đình đã đăng ký trồng rừng chỉ mới đạt hơn 50% kế hoạch (gần 4 nghìn ha); diện tích trồng rừng mới được trên 1.125 ha. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao. 

30/06/2015
Nghề đan nón lá trên vùng Cao nguyên đá

BHG - Đối với đồng bào dân tộc Giấy huyện Mèo Vạc, chiếc nón lá dừa không chỉ sử dụng như phương tiện che, đội đầu rất hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày, những dịp đi xa hay xuống chợ nhằm đáp ứng trước các hiện tượng mưa, nắng của thiên nhiên, giúp họ trong lao động sản xuất, mà chiếc nón lá dừa còn là nét đặc trưng văn hóa của người Giấy trên vùng Cao nguyên đá.

30/06/2015
Luôn đồng hành với nhà nông trong xây dựng Nông thôn mới

BHG- Xây dựng NTM là chương trình mục tiêu Quốc gia lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các DN đang đứng chân trên địa bàn vùng nông thôn cần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, nội dung, phương pháp xây dựng NTM.

27/06/2015