Tín hiệu vui từ hoạt động thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm của thành phố Hà Giang

10:34, 06/07/2015

BHG- Thành phố Hà Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, trong đó thương mại - dịch vụ (TMDV) có phần đóng góp quan trọng tới phát triển kinh tế. Xác định rõ điều đó, thời gian qua, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo hoạt động TMDV trên địa bàn đảm bảo đúng quy trình về pháp lý Nhà nước và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TMDV thuận lợi. Từ thực tế cho thấy, hoạt động TMDV của thành phố trong 6 tháng đầu năm 2015 tiếp tục phát triển mạnh từ sản xuất tới lưu thông hàng hóa; chất lượng dịch vụ, thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú, lượng hàng hoá lưu thông tăng mạnh tại chợ đầu mối và các chợ xép trên địa bàn để phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn đạt 1.356,8 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ các ngành dịch vụ đạt trên 554,6 tỷ đồng; tăng 1,07% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ quan Quản lí thị trường đang kiểm tra hàng hóa tại địa bàn nhằm chống các hành vi gian lận thương mại.
Cơ quan Quản lí thị trường đang kiểm tra hàng hóa tại địa bàn nhằm chống các hành vi gian lận thương mại.

Hiện nay trên địa bàn thành phố, hạ tầng du lịch, dịch vụ có nhiều đổi mới, đa dạng; chất lượng dịch vụ của các nhà hàng, khách sạn được nâng lên; các tuyến phố kinh doanh theo ngành hàng, siêu thị gia đình được mở mới và có xu hướng phát triển; chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng thị hiếu và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn; hệ thống chợ đêm hoạt động đang tạo nên “điểm nhấn” văn hóa độc đáo thu hút khách du lịch khi tới Hà Giang. Cụ thể, toàn thành phố có 3.932 hộ kinh doanh, trong đó có 16 mô hình siêu thị gia đình; 538 cơ sở dịch vụ ăn uống; 64 khách sạn, nhà nghỉ. Hoạt động chợ đêm tại tuyến phố đi bộ trên đường Nguyễn Thái Học, tổ 8, phuờng Trần Phú và chợ đêm ẩm thực trên đường Trần Quốc Toản, phường Nguyễn Trãi được duy trì, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân. Cùng với đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu công nghiệp (CN-TCN) cũng hoạt động ổn định. Hiện tại, trên địa bàn thành phố có 889 cơ sở sản xuất CN-TCN đang hoạt động, giá trị sản xuất đạt 245,6 tỷ đồng tăng 19,45% (tăng 40 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm chủ yếu là khai thác vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, chế biến chè, thực phẩm và sản xuất rượu. Các cơ sở sản xuất sản phẩm có thương hiệu được duy trì, tiêu thụ tốt cả trong và ngoài tỉnh như: chè Thành Sơn, chè Nà Thác, chè Phương Nam, chè tuyết... Nhiều cơ sở sản xuất đã mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước chiếm lĩnh thị trường như: Kinh doanh sang chiết ga, sản xuất tấm lợp kim loại, chế biến chè, vật liệu xây dựng... Để có được kết quả đó, ngay từ đầu năm cơ quan kinh tế đã chủ động tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, hộ cá thể để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra biện pháp tháo gỡ vướng mắc, giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp khó khăn sản xuất thuận lợi. Cùng với việc hỗ trợ các doanh nghiệp, công tác tuần tra kiểm soát thị trường cũng được tăng cường nhằm chống gian lận, ổn định thương mại.

Trong thời gian tới, để hoạt động TMDV tăng trưởng bền vững, UBND thành Phố đã có kế hoạch cụ thể tiếp tục chỉ đạo các xã, phường tổ chức tốt công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, chủ động nắm bắt tình hình cung - cầu và giá cả thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả hành vi đầu cơ tích trữ, tăng giá bất hợp lý. Đôn đốc, kiểm tra hoạt động các cơ sở sản xuất CN-TCN, TMDV trên địa bàn thành phố.

Mạnh Tường


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghề đan nón lá trên vùng Cao nguyên đá

BHG - Đối với đồng bào dân tộc Giấy huyện Mèo Vạc, chiếc nón lá dừa không chỉ sử dụng như phương tiện che, đội đầu rất hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày, những dịp đi xa hay xuống chợ nhằm đáp ứng trước các hiện tượng mưa, nắng của thiên nhiên, giúp họ trong lao động sản xuất, mà chiếc nón lá dừa còn là nét đặc trưng văn hóa của người Giấy trên vùng Cao nguyên đá.

30/06/2015
Bắc Mê: Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng năm 2015

BHG- Theo kế hoạch, năm 2015 huyện Bắc Mê triển khai trồng mới 7.500 ha rừng lâm nghiệp xã hội nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích các hộ gia đình đã đăng ký trồng rừng chỉ mới đạt hơn 50% kế hoạch (gần 4 nghìn ha); diện tích trồng rừng mới được trên 1.125 ha. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao. 

30/06/2015
Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa

BHG- Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.

30/06/2015
Nông nghiệp Bắc Quang dấu ấn một nhiệm kỳ

BHG- Song hành với vai trò là "Vùng động lực" trong phát triển KT-XH của tỉnh, Bắc Quang là huyện ít nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng chính điều đó đã trở thành cơ hội để huyện Bắc Quang bứt phá, tạo dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (SXNN) bằng chính nội lực của mình.

27/06/2015