Đồng Văn tích cực đưa ngô lai vào thâm canh

10:32, 06/07/2015

BHG- Đưa giống ngô lai vào thâm canh đang là hướng đi hiệu quả đối với huyện Đồng văn, góp phần quan trọng vào XĐGN, ổn định đời sống của người dân nơi đây.

Là huyện vùng cao, núi đá, diện tích đất canh tác ít; mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, cùng với đó mùa Đông rét đậm có nơi nhiệt độ xuống dưới 00C, đây là một thực tế hạn chế đặt ra đối với phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, huyện đã có giải pháp hữu hiệu khắc phục những khó khăn, tạo sức mạnh từ người dân, kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Đẩy mạnh chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng; chú trọng sử dụng giống mới có năng suất cao, tăng cường thâm canh, chủ động phòng, chống dịch bênh và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Huyện đã chỉ đạo các xã đưa giống ngô lai vào thâm canh thay thế một số giống ngô thuần của địa phương kém hiệu quả. Trong đó, giống ngô lai được đưa vào gieo trồng ở Đồng Văn chủ yếu là: NK54, CP999, NK4300, CP333. Đây là những giống ngô có năng xuất cao, khả năng kháng bệnh và chịu hạn tốt, như giống NK54; trước khi đưa vào trồng đại trà đã được Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng trồng khảo nghiệm với năng suất đạt 118 tạ/ha (thời gian sinh trưởng đến thu hoạch là 120 ngày), ngô đối chứng đạt 84 tạ/ha. Theo tính toán chi phí cho việc gieo trồng ngô NK54 theo đúng quy trình khoa học cho 1ha (chi phí về giống, vật tư phân hóa học, phân chuồng, công lao động, chăm sóc...) người dân mất khoảng 14 triệu đồng và thu được 84 tạ; theo giá ngô thị trường 5.500đ/kg, thì người dân thu được trên 46 triệu đồng. Đối với giống ngô địa phương (chỉ đạt 20-25 tạ/ha) thì năng suất ngô lai năng suất gấp 3-4 lần cùng trên một diện tích gieo trồng. Giống ngô PC999, NK4300, PC333 cũng vậy, năng suất cũng đạt từ 80 tạ -120 tạ/ha và thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày.

Để người dân nắm được kỹ thuật trong gieo trồng và đưa giống ngô lai vào thâm canh, huyện đã tổ chức mô hình trồng điểm và tổ chức hội nghị đầu bờ; từ đó, giúp người dân thấy được hiệu quả từ thực tế đối với giống ngô lai. Năm 2014, sản lượng ngô của huyện đạt 23.470,25 tấn (tăng 3,67% so với sản lượng 2013, vượt 3,78% so với nghị quyết năm 2014), trong đó ngô lai vụ Xuân được thâm canh chiếm 60% diên tích ngô toàn huyện. Năm 2015, chỉ tiêu của huyện Đồng văn đưa ra đối với ngô Xuân -  hè triển khai trồng 6.312,7ha; trong đo, ngô lai là 4.000 ha góp phần đưa tổng sản lượng lương thực có hạt của năm đạt 28.099,8 tấn. Hiện nay, tất cả diện tích ngô trên toàn huyện đã được triển khai trồng xong và đang đi vào chăm sóc; cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, không có sâu bệnh xuất hiện. Những xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền và người dân thấy được hiệu quả thực tế, nên diện tích thâm canh ngô lai chiếm trên 90% như: Xã Lũng Cũ, Vần Trải, Thị trấn Đồng Văn.

Để triển khai hiệu quả đối với thâm canh ngô lai, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp – PTNN huyện phối hợp với Khuyến nông của các xã mở các lớp tập huấn về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc ngô lai ở các xã, thị trấn của huyện. Đồng thời, huyện đã có thông báo về những cơ chế hỗ trợ, định hướng cơ cấu giống ngô lai. Trên cơ sở đó, người dân tự đăng ký mua giống ngô tại Trạm Khuyến nông theo số lượng và chọn giống phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương; số ngô người dân mua được Nhà nước hỗ trợ 50% tiền giống cho hộ nghèo và cận nghèo. Bên cạch đó, huyện cũng có nhiều giải pháp và cách thức để thúc đẩy phát triển sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật thâm canh ngô lai đến với người dân và giúp người dân tiếp cận với các nguồn kinh phí đầu tư, thành lập các Nhóm sở thích trong phát triển sản xuất; hiện, trên địa bàn huyện đã có 58 nhóm sở thích trồng ngô vụ 2.

                                                                                 Mạnh Tường


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghề đan nón lá trên vùng Cao nguyên đá

BHG - Đối với đồng bào dân tộc Giấy huyện Mèo Vạc, chiếc nón lá dừa không chỉ sử dụng như phương tiện che, đội đầu rất hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày, những dịp đi xa hay xuống chợ nhằm đáp ứng trước các hiện tượng mưa, nắng của thiên nhiên, giúp họ trong lao động sản xuất, mà chiếc nón lá dừa còn là nét đặc trưng văn hóa của người Giấy trên vùng Cao nguyên đá.

30/06/2015
Bắc Mê: Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng năm 2015

BHG- Theo kế hoạch, năm 2015 huyện Bắc Mê triển khai trồng mới 7.500 ha rừng lâm nghiệp xã hội nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích các hộ gia đình đã đăng ký trồng rừng chỉ mới đạt hơn 50% kế hoạch (gần 4 nghìn ha); diện tích trồng rừng mới được trên 1.125 ha. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao. 

30/06/2015
Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa

BHG- Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.

30/06/2015
Luôn đồng hành với nhà nông trong xây dựng Nông thôn mới

BHG- Xây dựng NTM là chương trình mục tiêu Quốc gia lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các DN đang đứng chân trên địa bàn vùng nông thôn cần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, nội dung, phương pháp xây dựng NTM.

27/06/2015