Để thói quen sử dụng hàng Việt "bám rễ" vào đời sống người dân

10:35, 06/07/2015

BHG - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã đi được chặng đường gần 6 năm kể từ khi có thông báo số 264 – TB/TW ngày 31.7.2009 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các sở, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức và thói quen mua sắm của người dân, hàng Việt đang dần có chỗ đứng trên thị trường nội địa.

Người tiêu dùng quan tâm sản phẩm, hàng hóa Việt Nam tại hội chợ thương mại huyện Bắc Mê.
Người tiêu dùng quan tâm sản phẩm, hàng hóa Việt Nam tại hội chợ thương mại huyện Bắc Mê.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả của các cấp, các ngành hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt như: UBND thành phố Hà Giang tích cực tuyên truyền cuộc vận động đến hàng chục ngàn đoàn viên, hội viên, lồng ghép vào các phong trào thi đua: Vệ sinh ATTP vì sức khỏe gia đình và cộng đồng, nông dân sản xuất giỏi, “5 không, 3 sạch”; huyện Bắc Quang xây dựng các chuyên đề trên truyền hình, đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa, lạc cao sản, chè Hùng An... gắn với xây dựng Nông thôn mới; huyện Bắc Mê tổ chức được 8 hội chợ thương mại, trưng bày, giới thiệu hơn 1.000 mặt hàng, sản phẩm địa phương; Sở VHTT&DL tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau từ cấp tỉnh đến cơ sở, gắn cuộc vận động với các phong trào thi đua yêu nước; Sở Công thương tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Hội Cựu chiến binh tuyên truyền đến 100% hội viên gương mẫu dùng hàng Việt Nam; Hội Nông dân tổ chức trên 300 cuộc tuyên truyền cho trên 250.000 lượt cán bộ, hội viên hưởng ứng cuộc vận động, tham gia hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của nông dân trong tỉnh; các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường... tổ chức nhiều đợt tuyên truyền dùng hàng Việt Nam; vận động các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng Việt; tăng cường kiểm tra, kiểm soát về giá, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ góp phần bình ổn giá cả thị trường và thúc đẩy sản xuất; các cơ quan truyền thông tích cực, chủ động xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tuyên truyền, phổ biến về nội dung, mục đích, ý nghĩa cuộc vận động đến các tầng lớp nhân dân... Các hoạt động tuyên truyền này đã tạo cơ hội cho người tiêu dùng, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, miền núi nhận biết các mặt hàng xuất xứ trong nước, làm thay đổi nhận thức của họ từ nhận biết, quan tâm đến lựa chọn mua sắm hàng Việt trở thành thói quen.

Trao đổi về triển khai thực hiện cuộc vận động, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Triệu Quốc Lương cho biết: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức, thói quen sử dụng hàng Việt của người dân là một trong những nội dung trọng tâm của công tác mặt trận từ tỉnh đến cơ sở và cũng là nhiệm vụ của các cấp, các ngành. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành tích cực vận động, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng KHKT, nâng cao chất lượng, mẫu mã, đa dạng hóa các sản phẩm, hàng hóa, mở rộng sản xuất, kinh doanh, có chương trình khuyến mãi, hướng về thị trường nông thôn, miền núi, đặc biệt giới thiệu hàng nông sản của nhân dân trong tỉnh, tăng cường các hoạt động xã hội hóa và công tác an sinh xã hội khi tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn...”.

Bên cạnh kết quả trên, thực tế ở tỉnh ta, do địa hình miền núi bị chia cắt, giao thông gặp nhiều trở ngại, đời sống của người dân còn khó khăn, thu nhập thấp, sản phẩm hàng hóa địa phương đơn điệu, nguồn kinh phí hạn hẹp, chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp chưa đều, hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, còn xuất hiện hàng giả, hàng kém chất lượng... khiến việc triển khai cuộc vận động gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp, HTX tiềm lực kinh tế lực yếu, không mặn mà tham  gia.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghề đan nón lá trên vùng Cao nguyên đá

BHG - Đối với đồng bào dân tộc Giấy huyện Mèo Vạc, chiếc nón lá dừa không chỉ sử dụng như phương tiện che, đội đầu rất hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày, những dịp đi xa hay xuống chợ nhằm đáp ứng trước các hiện tượng mưa, nắng của thiên nhiên, giúp họ trong lao động sản xuất, mà chiếc nón lá dừa còn là nét đặc trưng văn hóa của người Giấy trên vùng Cao nguyên đá.

30/06/2015
Bắc Mê: Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng năm 2015

BHG- Theo kế hoạch, năm 2015 huyện Bắc Mê triển khai trồng mới 7.500 ha rừng lâm nghiệp xã hội nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích các hộ gia đình đã đăng ký trồng rừng chỉ mới đạt hơn 50% kế hoạch (gần 4 nghìn ha); diện tích trồng rừng mới được trên 1.125 ha. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao. 

30/06/2015
Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa

BHG- Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.

30/06/2015
Mèo Vạc: Khai mạc phiên chợ đưa hàng Việt về biên giới

BHG- Tối 4.7, tại thị trấn Mèo Vạc, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến công thương Hà Giang phối hợp với UBND huyện Mèo Vạc khai mạc Phiên chợ đưa hàng Việt về biên giới. Tới dự có đồng chí Mai Văn Sướng, Phó Giám đốc Sở Công thương; Sùng Mí Thề, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc; lãnh đạo các ban, đoàn thể huyện và đông đảo nhân dân thị trấn Mèo Vạc.

06/07/2015