Hà Giang

Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh

11:33, 22/08/2011

HGĐT- Trong những ngày tháng tám lịch sử, hòa chung với không khí thi đua lao động sản xuất lập thành tích chào mừng cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2.9, chào mừngkỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh; tập thể cán bộ, công nhân viên công ty cổ phần mangan việt bắc, thuộc tập đoàn công nghiệp tây giang, vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí Thư TƯ đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và đoàn công tác đến thăm, kiểm tra tiến độ thi công xây dựng nhà máy.



đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí Thư TƯ đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công nhà máy mangan của Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc .

Mặc cho trời nắng như đổ lửa, nhiệt độ bình quân trên công trường lên tới 40 độ nhưng hơn 200 cán bộ, kỹ sư và công nhân thuộc Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc vẫn có mặt khắp công trường, miệt mài lao động, quyết tâm phấn đấu hoàn thiện các hạng mục công trình theo đúng tiến độ đề ra. Nói át tiếng ồn của đủ các loại máy móc đanghoạt động nhộn nhịp, Anh Phạm Văn Hoan, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc nhấn mạnh: Trong tháng 8 này, chúng tôi phải triển khai lắp đặt trên diện tích 4,5 ha của nhà máy (mới được giải phóng mặt bằng) trên 700 tấn cấu kiện của 2 dây chuyền sản xuất lò quay thiêu kết quặng, công suất 500 - 800 tấn quặng thiêu kết/ ngày đêm; dây chuyền sản xuất gang và xỉ giầu Mn công suất 300 tấn/ngày đêm. Trong đó có những cấu kiện lò nung phải gia công lắp đặt nặng tới 170 tấn là cả một vấn đề; ngoài ra trong điều kiện thời tiết ngày nắng, đêm mưa, mặt bằng xây dựng của công ty chịu sự đi lại của đủ các loại phương tiện xe cộ, máy móc, đã trở thành bùn đất nhão lại phải xúc đi và đổ cát sỏi xuống gia cố rất khó khăn và tốn kém trong công tác xây dựng, nhưng để đảm bảo tiến độ xây dựng nhà máy, công ty vẫn quyết tâm cao trong giai đoạn này này phải tập trung đổ xong 1.500 m2 bê tông và cơ bản hoàn thành việc lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất nêu trên.


 

 Tổ hợp 3 lò gió nóng mới được lắp đặt tại nhà máy FeroMangan tại KCN Bình Vàng


Không khí thi công của công trường như sôi động hơn, khi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang Nguyễn Thị Tuyết cũng trực tiếp có mặt trên công trường cùng ban giám đốc Công ty chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ thi công. Chị cho biết:Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc là 1 trong 12 Công ty thuộc Tập đoàn Công Nghiệp Tây Giang, có trụ sở chính tại tổ 22, đường 3/10, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Tập đoàn có cơ sở hạ tầng tại 5 tỉnh, thành phố trên cả nước và có sự hợp tác với các đối tác liên quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Với mục tiêu phát triển bền vững để trở thành tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực cụ thể là khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản; Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, thương mại dịch vụ; Tư vấn và xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật;  Du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và di tích lịch sử; Đầu tư kinh doanh bất động sản và các dự án khu đô thị, khu nhà ở; Tư vấn và thăm dò tài nguyên môi trường; Đầu tư tài chính, quản lý nguồn vốn; Trồng rừng và khai thác rừng, chế biến và kinh doanh lâm sản. Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang có kinh nghiệm trên 10 năm trong các hoạt động chế biến sâu và khai thác khoáng sản. Hiện nay, tại tỉnh Cao Bằng Tập đoàn có 02 nhà máy chế biến khoáng sản với quy mô lớn nhất Việt nam trong giai đoạn này. Sản phẩm của các đơn vị này có chất lượng tốt, đã được ký hợp đồng xuất khẩu bao tiêu hàng hóa cho các đối tác nổi tiếng trên thế giới như Hundai - Hàn quốc, Tokio boyki - Nhật bản.


Đầu tháng 11.2010, sau khi tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, các thủ tục và chính sách ưu đãi về đầu tư, Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang đã Quyết định thông qua Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất FeroMn và SilicoMn 48.000 Tấn/năm; Mangan Xỉ dầu 220.000 tấn/năm tại Khu Công nghiệp Bình Vàng, huyện Vị Xuyên và có tổng diện tích mặt bằng 30 ha. Mục tiêu của dự án là đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, đồng bộ từ khâu chuẩn bị đến luyện kim ra thành phẩm kim loại. Chế biến tận thu nguồn quặng Mn hiện có trên địa bàn tỉnh kể cả loại quặng hàm lượng Mn thấp để tổ chức sản xuất, chế biến sâu thành các sản phẩm FeroMn và Sillico Mn có giá trị thương phẩm cao và có nhu cầu tiêu thụ rất lớn tại thị trường trong nước và trên thế giới. Sản xuất xỉ giầu Mn bằng lò cao. Sản sản xuất ra gang đúc, gang luyện thép các loại FeroMn và Sillico Mn có chất lượng cao. Cụ thể là các loại FeroMn: FeMn 65, FeMn75, Sillico và Mn: Mn60si14, Mn65si17, Mangan kim loại điện giải có hàm lượng Mn >99,7%. Yếu tố nổi bật của nhà máy là máy móc, thiết bị sản xuất của nhà máy được sử dụng công nghệthân thiện với môi trường. Khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định sẽ có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực khoảng trên 1.000 cán bộ công nhân viên nhà máy và công nhân khai thác mỏ với mức lương thấp nhất 3.000.000 đồng/người/tháng tuỳ thuộc từng vị trícông việc và sẽ đóng góp cho ngân sách tỉnh từ 90 - 100 Tỷ đồng/năm. Để làm được việc này Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang đầu tư 2.000 tỷ đồng xây dựng đồng bộ cụm công nghiệp chế biến hoàn chỉnh gồm 04 dây chuyền sản xuất chính (không kể khu vực mỏ).


Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang Nguyễn Thị Tuyết “bật mí”, doanh thu năm 2010 của tập đoàn đã đạt trên 3.000 tỷ đồng, nếucụm công nghiệp này được xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động chắc chắn sẽ nâng doanh thu của Tập đoàn lên con số trên 5.000 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, khi đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất FeroMn và SilicoMn 21.600 Tấn/năm tại khu công nghiệp Bình vàng sẽ là trung tâm, có thể thu hút thêm trên một chục Công ty vệ tinh sản xuất các sản phẩm phụ trợ đáp ứng nhu cầu hoạt động của nhà máy. Tuy công trường thi công nhà máy vẫn còn bộn bề công việc phải làm, nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang Nguyễn Thị Tuyết vẫn tỏ rõ quan điểm: Là Nhà đầu tư lên với Hà Giang theo tiếng gọi đầu tư của Tỉnh, Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc nói riêng, Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang nói chungnhận thức và hiểu rất rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Vì thế chúng tôi phấn đấu đầu tư xây dựng dây chuyền hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay, tận thu triệt để và tối đa tài nguyên của đất nước, của tỉnh, sản xuất sản phẩm có tính thương phẩm và cạnh tranh cao, thay thế hàng nhập khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa,góp phần thúc đẩy và nâng cao đời sống dân sinh trên mảnh đất địa đầu của Tổ quốc.


Được biết, dù chưa thu được lợi nhuận từ tỉnh Hà Giang do nhà máy đang trong giai đoạn triển khai thi công, nhưng tập thể cán bộ và công nhân viên Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang đã trích từ nguồn thu của tập đoàn số tiền 6 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh xây trường học và bệnh viện. Anh Phạm Văn Hoan, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc vui vẻ tâm sự: Cùng với doanh nghiệp trên địa bàn chào mừng 120 năm ngày thành lập tỉnh, Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc đã trích 200 triệu đồng đóng góp cho tỉnh, với hy vọng niềm vui của bà con nhân dân các dân tộc sẽ rạng rỡ hơn trong lễ kỷ niệm khi có vai trò tham gia của giới doanh nghiệp tỉnh nhà.


Đức Dũng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế xúc tiến đầu tư và việc làm Hà Giang năm 2011
HGĐT- Tối 20.8, tại Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, UBND tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Hội chợ triển lãm Quốc tế VINEXPO tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế xúc tiến đầu tư và việc làm Hà Giang năm 2011.
20/08/2011
Tính chuyên nghiệp trong hoạt động bán đấu giá tài sản
HGĐT - Năm 2010, Nghị định 71 của Chính phủ ra đời quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản, đấu giá viên, tổ chức bán đấu giá tài sản và quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản. Đây là văn bản pháp quy rất quan trọng, thể hiện trình tự thực hiện và giúp hoạt động bán đấu giá tài sản phát triển theo hướng chuyên nghiệp.
19/08/2011
Hội Chọi bò - “đòn bẩy” phát triển chăn nuôi ở Mèo Vạc
HGĐT- Người xưa có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Nhưng đối Mèo Vạc, một huyện vùng cao núi đá nơi địa đầu Tổ quốc thì con bò mới chính là “Đầu cơ nghiệp” của bà con nông dân các dân tộc nơi đây.
17/08/2011
Nhiều hộ dân ở xã Tân Thành, Bắc Quang được mùa nhãn
HGĐT- Năm nay, mặc dù đầu năm thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, nhưng những cây nhãn ra hoa muộn lại có tỷ lệ đậu quả rất cao. Đó là nhận định của nhiều người dân ở xã Tân Thành, huyện Bắc Quang cũng như thực tế đang diễn ra ở rất nhiều xã trong huyện Bắc Quang, nơi mà không ít hộ dân đang rất phấn khởi trước một mùa nhãn bôi thu.
17/08/2011