Xây dựng cánh đồng thâm canh, cánh đồng mẫu ở huyện Bắc Mê - kết quả bước đầu đáng ghi nhận

17:34, 27/11/2009

HGĐT- Là một huyện vùng sâu của tỉnh, Bắc Mê có tổng 6.441,5 ha diện tích gieo trồng lúa, ngô hàng năm. Lúa, ngô là cây lương thực chính, phát triển sản xuất lúa, ngô là nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.


Năm 2009 được xác định là năm cuối cùng để tổ chức thực hiện Nghị quyết BCH Đảng bộ khoá VII, nhiệm kỳ 2005-2010. Với mục tiêu trong năm 2009 các chỉ tiêu về sản xuất nông, lâm nghiệp phải tổ chức thực hiện đạt và vượt kế hoạch, về đích trước năm 2010. Thực hiện Kết luận 196 của BTV Tỉnh ủy, Chỉ thị số 14 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường thâm canh tăng năng suất lúa, ngô, xây dựng cánh đồng thâm canh, cánh đồng mẫu. UBND huyện Bắc Mê đã xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Ngay từ những ngày đầu vụ mùa năm 2009, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thâm canh cây trồng vụ Mùa. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Ban chỉ đạo trực tiếp phụ trách các xã. Đồng thời thành lập Ban chỉ đạo cấp xã gồm các thành viên thuộc UBND, ủy MTTQ và các đoàn thể cùng vào cuộc, đến từng thôn bản vận động nhân dân thực hiện thâm canh đại trà trên diện tích cây lúa và ngô. Xây dựng mỗi xã có ít nhất 1 mô hình thâm canh trọng điểm. Huy động toàn bộ hệ thống cán bộ ngành Nông nghiệp, khuyến nông tham gia chỉ đạo kỹ thuật, giám sát quá trình thực hiện từ khâu gieo mạ, cấy, bón phân, chăm sóc, dự tính dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại. UBND huyện cũng chỉ đạo các Ngân hàng trên địa bàn huyện triển khai có hiệu quả chương trình cho vay thâm canh hỗ trợ lãi xuất theo chương trình kích cầu của Chính phủ... Nhờ có sự quan tâm lãnh chỉ đạo đồng bộ của UBND huyện, nên vụ mùa năm 2009, toàn huyện Bắc Mê đã gieo cấy được 1.570 ha, trong đódiện tích thâm canh 1.250 ha, bằng 79,61%.


Huyện đã phát động chương trình thâm canh lúa trọng điểm tại 13/13 xã, thị trấn tại 17 thôn bản với diện tích 166 ha. Trong đó: Lúa lai 140 ha, lúa thuần 26 ha, trà lúa mùa sớm 62 ha, trà chính vụ 104 ha. Lượng phân bón đầu tư cho thâm canh trọng điểm là: 1.183,7 tấn, bao gồm phân chuồng và phân xanh 1.079 tấn, phân đạm 26 tấn, phân lân 32,5 tấn, phân kali 2,9 tấn, phân NPK 43,3 tấn. Trung bình lượng phân bón đầu tư cho 1 ha lúa thâm canh đạt 6,5 tấn phân hữu cơ, 0,63 tấn phân vô cơ. Năng suất trung bình tại các cánh đồng mẫu đạt 78,4 tạ/ha, tăng so với sản xuất đại trà 26,8 ta/ha. Cùng với việc xây dựng cánh đồng mẫu thâm canh cây lúa, huyện đã xây dựng cánh đồng mẫu ngô tại 4 điểm với quy mô 17,6 ha, năng suất ước đạt 55 ta/ha. Chương trình thâm canh cánh đồng mẫu, các Ngân hàng trên địa bàn huyện đã tổ chức giải ngân được 378,58 triệu đồng cho 171 hộ, trong đó Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho 108 hộ với số tiền 305 triệu đồng, Ngân hàng Nông nghiệp giải ngân cho 63 hộ với 73,58 triệu đồng.


Đánh giá hiệu quả của công tác thâm canh tăng năng suất lúa, ngô, xây dựng cánh đồng thâm canh, cánh đồng mẫu ở huyện Bắc Mê năm 2009, Chủ tịch UBND huyện Đặng Quốc Toản cho biết: Công tác xây dựng cánh đồng thâm canh, cánh đồng mẫu huyện Bắc Mê đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, mặc dù huyện đã huy động được toàn bộ hệ thống chính trị tham gia vào chương trình, nhưng còn một số xã, việc chỉ đạo của Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND còn hời hợt, chưa được quan tâm sâu sắc, chưa tạo được khí thế thi đua trong cộng đồng nhân dân, một bộ phận nông dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, người làm nông nhưng chưa thật thiết tha với đồng ruộng, chưa bỏ công sức và vốn để đầu tư theo quy trình kỹ thuật, dẫn đến việc thâm canh. Chương trình cho vay thâm canh đạt tỷ lệ thấp do thời hạn cho vay ngắn, các hộ đã vay nhiều nguồn chồng chéo. Hơn nữa thời tiết vụ mùa 2009 có nhiều diễn biến phức tạp, mưa nhiều vào đầu vụ và hạn hán khi lúa chuẩn bị trỗ, dịch sâu cuốn lá gây hại vào thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi trà lúa chính vụ đang trong giai đoạn đứng cái, chuẩn bị làm đòng đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa...


Có thể nói, công tác thâm canh tăng năng suất lúa, ngô, xây dựng cánh đồng thâm canh, cánh đồng mẫu ở huyện Bắc Mê đang từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân từ việc sản xuất còn nhỏ lẻ, thủ công, manh mún, bà con nông dân đã từng bước đưa các biện pháp KHKT vào sản xuất thâm canh. Chủ tịch UBND huyện Đặng Quốc Toản cho biết: Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2010, huyện Bắc Mê tiếp tục thực hiện chỉ đạo thâm canh trên diện rộng. Nhân rộng các điểm thâm canh trọng điểm, cụ thể vụ Xuân 40 điểm, vụ Mùa 60 điểm. Tăng năng suất thâm canh lúa, ngô lên 15% so với năm 2009. Duy trì Ban chỉ đạo thâm canh cấp huyện, xã, tăng cường bám nắm cơ sở, thực hiện các biện pháp chỉ đạo quyết liệt nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất cây lúa, ngô và các cây trồng khác. Phát động chương trình sử dụng phân bón hữu cơ để giảm chi phí đầu vào cho nông dân. Mạnh dạn khảo nghiệm các giống cây trồng có tiềm năng, năng suất để bố trí bổ sung vào hệ thống cây trồng của huyện thay thế các giống địa phương năng suất thấp, sản lượng thấp...


Hy vọng rằng, với các biện pháp triển khai đồng bộ có hiệu quả trong việc xây dựng cánh đồng thâm canh, cánh đồng mẫu ở huyện Bắc Mê sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo sự chuyển biến lớn trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp chuyển biến mạnh theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.


Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Một số kết quả triển khai chương trình trồng cao su trên địa bàn tỉnh thời gian qua
HGĐT- Với chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo bước chuyển biếnhiệu quả trong sản xuất và tư duy của người nông dân, chương trình phát triển cây cao su là một hướng đi khá phù hợp với tỉnh ta.
27/11/2009
Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang chính thức đi vào hoạt động
HGĐT- Sáng 24.11, Chi nhánh Ngân hàng Công thương (Vietin Bank) Chi nhánh Hà Giang đã chính thức đi vào hoạt động giao dịch tại trụ sở chính tổ 16, phường Minh Khai (TXHG).
27/11/2009
Ngân hàng ĐT&PT Hà Giang: Khai trương phòng giao dịch thị xã Hà Giang
HGĐT- Để không ngừng phát triển về quy mô cũng như chất lượng, đánh dấu sự trưởng thành, phát triển không ngừng, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, Ngân hàng ĐT&PT Hà Giang vừa tổ chức Khai trương Phòng giao dịch TXHG.
27/11/2009
Cao Mã Pờ gắn phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biên giới
HGĐT- Xã Cao Mã Pờ (Quản Bạ) có tổng số 8 thôn, bản, trong đó có 6 thôn giáp biên giới với huyện Malypho (Trung Quốc) gồm các thôn: Chín Trù Lìn, Thèn Ván I, II, Vả Thàng II, Vàng Chá Phìn, Chín Sang, địa hình phức tạp, có nhiều đường mòn qua biên giới. Toàn xã có 387 hộ, 2.037 khẩu thuộc các dân tộc Hoa Hán, Mông, Dao. Xã có 10 Chi bộ với tổng số 96 đảng viên.
27/11/2009