Nỗ lực cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

07:46, 25/04/2022

BHG - Những năm gần đây, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, xa được cải thiện rõ rệt, trẻ em được chăm sóc ngày càng toàn diện, đảm bảo về sức khỏe thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em tại xã Lạc Nông (Bắc Mê).				 Ảnh: Tư liệu
Khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em tại xã Lạc Nông (Bắc Mê). Ảnh: Tư liệu

Công tác bảo vệ, chăm sóc, phát triển trẻ em trên địa bàn tỉnh nói chung và phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em nói riêng đã được các cấp chính quyền và ngành Y tế quan tâm, tập trung triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp. Các hoạt động truyền thông về dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ, trẻ em được đẩy mạnh tại cơ sở, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, xa, biên giới. 100% trẻ dưới 5 tuổi được quản lý và theo dõi theo đúng hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng T.Ư. Trẻ em dưới 2 tuổi được cân, đo, theo dõi tăng trưởng 3 tháng/lần để kịp thời phát hiện các trường hợp sút cân, không tăng cân, suy dinh dưỡng cấp tính, từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời. Với các trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, các Trạm y tế xã, phường định kỳ tiến hành cân, đo và tư vấn cho bà mẹ cách nuôi dưỡng giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng. Trong năm 2021, số trẻ dưới 5 tuổi được khám là 77.242 lượt; khám tư vấn và cấp phát sản phẩm dinh dưỡng cho 4.947 lượt trẻ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được cân, đo đạt 98,22%.

Chị Lý Thị Duyên, thôn Pố Lũng, thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì) cho biết: Gia đình có con nhỏ dưới 5 tuổi nên việc phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em rất được quan tâm. Định kỳ 3 tháng, Trạm y tế thị trấn đều hướng dẫn gia đình đưa trẻ đến kiểm tra cân nặng, chiều cao. Ngoài ra, các y, bác sỹ cũng tư vấn cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, cách phòng bệnh theo mùa, thời gian tiêm chủng, vệ sinh cá nhân, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cách chế biến bữa ăn cho từng nhóm tuổi với nhiều loại thực phẩm. Nhờ đó, tôi và nhiều bà mẹ khác đã có những kiến thức nhất định về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em cả về chiều cao và cân nặng trên địa bàn ngày càng có chiều hướng giảm, tuy nhiên vẫn ở mức khá cao. Năm 2021, tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cân nặng là 14.707 trẻ; suy dinh dưỡng chiều cao là 26.792 trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở tỉnh ta còn khá cao, trong đó yếu tố đầu tiên phải kể tới đó là do tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống của người dân còn khó khăn, nhất là ở các xã, thôn vùng sâu, xa nên không có điều kiện để cung cấp khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Nhận thức của một bộ phận người dân về công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ chưa đầy đủ; vẫn còn những tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và vệ sinh môi trường; không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; chưa cho trẻ ăn bổ sung đúng cách; cho trẻ ăn cơm hạt từ rất sớm (3 - 4 tháng tuổi)…

Để giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh, ngành Y tế đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng, chống suy dinh dưỡng tới các xã, thôn vùng đặc biệt khó khăn. Tổ chức truyền thông trực tiếp kết hợp với cân, đo cho trẻ dưới 5 tuổi theo định kỳ hàng tháng, hàng quý tại Trạm y tế các xã, phường, thị trấn. Tổ chức các buổi thảo luận tại thôn, bản cho bà mẹ có trẻ bị suy dinh dưỡng để tuyên truyền kiến thức gắn với thực hành chế biến thức ăn, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Tăng cường các hoạt động bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao, như bổ sung Vitamin A, viên sắt/đa vi chất cho trẻ em, phụ nữ có thai; triển khai tẩy giun định kỳ cho trẻ dưới 5 tuổi tại cộng đồng và trường mầm non. Vận động xã hội hóa bổ sung bữa ăn học đường cho trẻ tại các trường học; tăng cường cho trẻ vận động thể lực thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí trong các chương trình chính khóa và ngoại khóa. Các địa phương cũng đẩy mạnh triển khai các mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng hệ thống nước sạch, chú trọng tăng nguồn thực phẩm sẵn có tại gia đình để đảm bảo bữa ăn đủ thành phần dinh dưỡng cho trẻ em...

NGUYỄN PHƯƠNG

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những thách thức trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trước ảnh hưởng của dịch Covid-19
BHG - Trong những đối tượng xã hội chịu sự tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, trẻ em là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất. Đặc biệt với Hà Giang, điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế, mức sống của người dân còn thấp, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn thì sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm tổn hại sâu sắc tới đối tượng này.
24/04/2022
Xã Pải Lủng hạn chế xe máy lên khu vực mỏm đá "sống ảo”
BHG - Lãnh đạo xã Pải Lủng (Mèo Vạc) cho biết, địa phương vừa ra thông báo về việc tạm dừng du khách tự điều khiển xe máy từ khu vực Tượng đài Thanh niên xung phong lên mỏm đá "sống ảo” và tuyến đi bộ vách đá thần thuộc thôn Séo Sả Lủng và Séo Xà Lủng từ nay đến hết ngày 4.5.
24/04/2022
Phương Độ phát động làm đường gắn với bảo tồn vùng chè Shan tuyết cổ thụ
BHG - Sáng 23.4, tại thôn Lùng Vài, xã Phương Độ (TP. Hà Giang), UBND xã Phương Độ đã tổ chức lễ ra quân làm đường nông thôn mới gắn với bảo tồn và phát huy giá trị cây chè Shan tuyết cổ thụ. Dự buổi lễ có lãnh đạo thành phố; đoàn viên Ban Chỉ huy quân sự, Biên phòng, Công an tỉnh; cán bộ, đoàn viên thanh niên và nhân dân thôn Lùng Vài.
23/04/2022
Hội thảo Thanh niên Đồng Văn với công tác bài trừ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh
BHG - Sáng 22.4, Ban Dân vận Huyện ủy và Huyện đoàn Đồng Văn phối hợp tổ chức Hội thảo Thanh niên Đồng Văn với công tác bài trừ hủ tục lạc hậu (HTLH), xây dựng nếp sống văn minh. Tham dự có đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đồng Văn và 200 đại biểu là đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và nghệ nhân dân gian tiêu biểu trên địa bàn huyện.
22/04/2022