Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) ở Bắc Quang

07:58, 24/01/2013

HGĐT- Năm 1998, Đảng ta ban hành Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Qua 15 năm triển khai ở huyện Bắc Quang, Nghị quyết đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo sự chuyển biến trong đời sống xã hội với nhiều phong trào, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.


Từ việc thực hiện Nghị quyết T.W5 và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (CVĐ TDĐKXDĐSVH), đã góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn...

 


Các phong trào văn hóa, văn nghệ, giữ gìn bản sắc truyền thống góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển KT – XH ở Bắc Quang.


Với nhận thức sâu sắc về vai trò nền tảng văn hóa đối với sự phát triển xã hội, Đảng bộ huyện Bắc Quang luôn quan tâm, chỉ đạo triển khai Nghị quyết T.Ư 5 gắn với CVĐ TDĐKXDĐSVH. Đồng thời, coi đây là nhiệm vụ vừa cấp thiết, vừa lâu dài, nhằm phát huy tinh thần dân chủ, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Bởi vậy, có thể nói thành công lớn nhất ở Bắc Quang trong 15 năm qua là công tác vận động, phát huy sức dân cùng với sự đầu tư của Nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Toàn huyện đã vận động được trên 10 vạn ngày công, trị giá vật liệu đóng góp trên 8 tỷ đồng và trên 10 tỷ đồng phục vụ xây dựng hạ tầng nông thôn. Nhờ đó đến nay, hầu hết các xã đã có đường nhựa đến trung tâm; 100% trụ sở xã và trạm y tế có nhà xây kiên cố; 98% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, trụ sở; 23/23 xã, thị trấn có nhà văn hoá và nhà công vụ; hàng trăm km đường bê tông nông thôn, hàng trăm km kênh mương nội đồng được làm mới, kiên cố hóa...

 

Năm 2000, toàn huyện mới được công nhận 4 làng văn hoá, huyện được lựa chọn là 1 trong 7 huyện của toàn quốc xây dựng “Huyện điểm văn hoá”. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng và công nhận 8/23 xã, thị trấn đạt đơn vị văn hoá; 172/236 thôn, tổ dân phố được công nhận làng văn hoá, chiếm 73%; 22.250/25.414 gia đình được công nhận gia đình văn hoá, chiếm 87,5%; hầu hết các thôn, tổ dân phố đã xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước về nếp sống văn hoá. Nhiều giá trị truyền thống được khơi dậy như: Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, Lễ hội cấp sắc của dân tộc Dao, Lễ hội cầu trăng của dân tộc Ngạn, Lễ hội lồng tồng của dân tộc Tày, Làng nghề giấy bản dân tộc Dao... Sự nghiệp GD-ĐT của huyện phát triển toàn diện, xứng tầm là “chiếc nôi” giáo dục của tỉnh nhà. Phong trào “khuyến học, khuyến tài”, xây dựng “xã hội học tập” được đẩy mạnh, là động lực thúc đẩy nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng nguồn nhân lực cho địa phương. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng phát triển sâu rộng. Toàn huyện có 18/23 trạm y tế xã có bác sỹ luân chuyển; 100% thôn bản có nhân viên y tế; 100% số xã có trạm xá đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 14/23 xã đang từng bước triển khai hiệu quả công tác quản lý sức khoẻ hộ gia đình. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tốt góp phần làm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện từ 2,46% năm 1995 xuống 1,13% năm 2012.

 

Đồng chí Nguyễn Đức Hà, Chánh Văn phòng Huyện ủy, nguyên Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Thông qua việc triển khai Nghị quyết T.Ư5, CVĐ TDĐKXDĐSVH, chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần phát huy dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đã phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, giúp cho hệ thống chính trị của huyện ngày càng được củng cố vững mạnh. Cùng với đó, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân, tương ái” được phát huy, khơi dậy mạnh mẽ... 15 năm qua, nhân dân đã đóng góp trên 3 tỷ đồng, trên 10 vạn công lao động, hàng nghìn tấn gạo cứu trợ, chăn áo ấm, phản nằm và màn, hàng trăm lượt con giống gia súc nuôi luân chuyển... Từ đó, góp phần xoá được trên 2.000 nhà tạm cho hộ nghèo; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 108 nhà đại đoàn kết, trên 100 nhà tình nghĩa, tình thương cho các gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội...

 

Có thể khẳng định, việc thực hiện Nghị quyết T.Ư5 (khóa VIII) và CVĐ TDĐKXDĐSVH không chỉ góp phần phát huy, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, bài trừ các hủ tục, tập quán lạc hậu, các tệ nạn xã hội, mà từ đây còn xuất hiện nhiều gương “người tốt, việc tốt” trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT – XH, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo niềm tin của nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền...


HUY TOÁN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hà Giang có thêm ba di sản văn hóa phi vật thể
HGĐT- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh vừa qua (27. 12) đã ký Quyết định số 5079/BVHTTDL, công bố danh mục đợt một gồm 33 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
29/12/2012
Biển và anh
(Thân tặng các chị vợ chiến sĩ ra thăm quần đảo Trường Sa )
29/12/2012
Phải học
Em gầu MôngNgười Kinh người Tày cũng khó khănNhưng nói đến con đường họcAnh em đi rầm đườngCòn ta cứ giả không biết gìThế định làm người hay làm con ma?Người Kinh người Tày cũng khốn khóNhưng nói đến con đường hànhAnh em đi rập lốiCòn ta cứ vờ không hiểu chiThế định làm người hay làm con quỷ?
29/12/2012
Quang Bình Xuân
Anh đến Quang Bình quê emSay tiếng đàn thenSay làn điệu dân ca khảm hảiTròng trành, tròng trànhCon sóc chuyền cành, con chim làm tổƯớc được cùng embước lên chín bậc cầu thangƯớc được cùng em ra đầu lànghái quả bồ quân chín đỏ.
29/12/2012