Mèo Vạc phát huy hiệu quả hoạt động của Hội Nghệ nhân dân gian

08:30, 29/12/2012

HGĐT- Từ việc luôn coi trọng công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, trong những năm qua huyện Mèo Vạc đã thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, đem lại một số kết quả khả quan. Trong đó, việc thành lập và duy trì hoạt động của Hội nghệ nhân dân gian được xem là một trong những việc làm thiết thực, hiệu quả.



Thổi, múa khèn là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Mông, luôn được huyện Mèo Vạc quan tâm giữ gìn.

Với đặc thù là huyện có đông dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc lại mang những nét văn hóa truyền thống riêng biệt nên Mèo Vạc xác định giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc là việc làm cần được thực hiện thường xuyên và phải có tính hiệu quả. Đứng trước biến động của nền kinh tế thị trường, nhiều nét văn hóa đặc trưng đang có nguy cơ mai một, vì vậy để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống riêng biệt ấy cần phải có giải pháp chung và riêng, vừa trước mắt, vừa lâu dài. Giải pháp thực hiện cần phải đồng bộ, thống nhất và quan trọng là thay đổi nhận thức của người dân, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu để thay vào đó nếp sống mới, đời sống văn hóa mới dựa trên nền tảng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng.


Từ việc xác định đó, trong những năm qua huyện Mèo Vạc đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động cụ thể. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng không thể pha trộn, vì thế để giữ gìn và phát huy có hiệu quả những bản sắc riêng ấy cần tới sự tham gia của những người cao tuổi, nghệ nhân dân gian. Thực tế cho thấy, thành lập Hội nghệ nhân dân gian, phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân cư là việc làm mang lại hiệu quả rõ nét nhất. Những người cao tuổi thường am hiểu phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc, là nghệ nhân lưu truyền các làn điệu, trực tiếp tạo ra nhạc cụ truyền thống. Đó không chỉ là nhân tố quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn có tiếng nói uy tín trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Anh Sùng Mí Pó, Chủ tịch Hội nghệ nhân dân gian xã Pải Lủng cho biết: Những năm trước đây, trong xã còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, hoạt động văn hóa của các dân tộc trên địa bàn còn chưa tập trung, gây ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình. Từ khi Hội nghệ nhân dân gian được thành lập, có định hướng hoạt động cụ thể, kêu gọi người có uy tín, nghệ nhân ở trong thôn, bản tham gia đã tạo ra sự thống nhất trong việc tổ chức các lễ hội; nhiều hủ tục, lạc hậu được bài trừ và thay vào đó là nếp sống văn hóa lành mạnh, phát huy nét tinh hoa văn hóa đặc trưng.


Mèo Vạc là huyện hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo và mỗi dân tộc lại có các lễ hội truyền thống đặc trưng như Lễ hội Gầu Tào của người Mông, Lễ hội Cầu mưa của người Lô Lô, Lễ hội Lồng Tồng của người Giấy, Tày... Mỗi Lễ hội đều mang đậm sắc màu riêng biệt, không thể pha lẫn. Tuy nhiên trên thực tế thì bên cạnh những nét văn hóa tích cực vẫn còn tồn tại một số hủ tục vẫn chưa được bài trừ, nhất là trong hoạt động tín ngưỡng ma chay, cưới hỏi. Từ khi Hội nghệ nhân dân gian được thành lập đã thực sự tạo ra một bước chuyển biến mới trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. Đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã thành lập Hội nghệ nhân dân gian và phát huy hiệu quả hoạt động. Đồng chí Nguyễn Thị Chanh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mèo Vạc cho biết: “Nguyên nhân vẫn còn một số hủ tục đó là do đã ăn sâu vào tiềm thức và phong tục của bà con. Nhưng từ khi những người có uy tín hoạt động trong Hội nghệ nhân dân gian tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đời sống văn hóa đã góp phần hạn chế được tình trạng này”.


Để thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Mèo Vạc đã lồng ghép các cuộc thi dân ca, dân vũ vào những ngày lễ hội, tổ chức các hoạt động như chọi bò, chọi dê, chọi chim họa mi... vừa tạo không khí phấn khởi, động viên tinh thần nhân dân các dân tộc trong huyện tích cực tham gia lao động sản xuất, XĐGN, vừa tạo ra khối đại đoàn kết giữa các dân tộc. Tổ chức và duy trì các lớp học nhạc cụ truyền thống, tham gia biểu diễn ở mỗi dịp lễ hội là cách làm được huyện Mèo Vạc chú trọng, triển khai có hiệu quả. Trong đó đáng chú ý là các lớp học về khèn Mông, bởi hiện nay người Mông chiếm tới 77% dân số toàn huyện. Bên cạnh đó, huyện Mèo Vạc cũng rất quan tâm đến công tác phục dựng và tổ chức lễ hội để xóa bỏ hủ tục lạc hậu, phát huy những giá trị nhân văn. Mỗi dân tộc đều có một thế mạnh riêng về tiểu thủ công nghiệp nên huyện đã chú trọng đến việc khôi phục các làng nghề, không chỉ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần bảo tồn nhiều nét văn hóa truyền thống...


Từ những kết quả đạt được trong hoạt động của Hội nghệ nhân dân gian, tin tưởng rằng, đây sẽ là một trong những nhân tố hàng đầu trong việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong thôn, xóm, góp phần mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên vùng Cao nguyên đá.


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
HGĐT- Ngày 30.11, huyện Bắc Quang tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
30/11/2012
Tạm biệt cún Nâu!
Truyện ngắn: Hùng HiềnHGĐT- Ngày nghỉ, Mai theo mẹ vào làng thăm ông bà ngoại. Ngôi nhà trình tường bằng đất lặng lẽ trong khu vườn quanh năm xanh mát. Vừa đón cháu ở cổng, ông ngoại đã nheo mắt ra chiều bí mật:
30/11/2012
Phải học
Em gầu MôngNgười Kinh người Tày cũng khó khănNhưng nói đến con đường họcAnh em đi rầm đườngCòn ta cứ giả không biết gìThế định làm người hay làm con ma?Người Kinh người Tày cũng khốn khóNhưng nói đến con đường hànhAnh em đi rập lốiCòn ta cứ vờ không hiểu chiThế định làm người hay làm con quỷ?
29/12/2012
Biển và anh
(Thân tặng các chị vợ chiến sĩ ra thăm quần đảo Trường Sa )
29/12/2012