Khởi sắc Bắc Quang

10:00, 27/12/2022

BHG - Năm 2022, huyện Bắc Quang có 34/40 chỉ tiêu phát triển KT-XH hoàn thành và hoàn thành vượt mức so với kế hoạch. Đây là minh chứng quan trọng cho thấy sự quyết tâm, quyết liệt, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong thực hiện linh hoạt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Người dân thôn Tự Lập, thị trấn Vĩnh Tuy cải tạo vườn tạp sang trồng Thanh long ruột đỏ.
Người dân thôn Tự Lập, thị trấn Vĩnh Tuy cải tạo vườn tạp sang trồng Thanh long ruột đỏ.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT-XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo QP-AN. Do vậy, cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang có nhiều quyết sách quan trọng nhằm phát triển thịnh vượng “tam nông”. Trong đó, để nâng cao giá trị thu hoạch bình quân/ha đất canh tác, UBND huyện chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh giống cây trồng, vật tư phân bón; đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng; chuyển đổi một phần diện tích lúa lai sang lúa thuần chất lượng cao; chuyển đổi gần 73 ha đất cấy lúa (1 vụ) không chủ động nước tại 7 xã sang trồng các loại cây khác (lạc, dưa hấu, rau đậu) và trồng cây vụ Đông theo hướng hàng hóa như trồng ngô sinh khối, đưa giống ngô có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất (NK7328, SSC586). 

Ấn tượng hơn, sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc Quang bước đầu gắn với chuyển đổi số. Đến nay, toàn huyện có 4 vườn cam mẫu của gia đình chị Đỗ Mai Dung (thị trấn Việt Quang), anh Đặng Văn Phong (xã Tiên Kiều), Phạm Quang Huyên (xã Vĩnh Hảo), Nguyễn Khắc Đắc (xã Vĩnh Phúc) thực hiện chuyển đổi số với tổng diện tích 16 ha. Theo đó, các hộ thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến sản phẩm lên phần mềm nhật ký điện tử. Hiện, các hộ đã cập nhật 11/12 nội dung thuộc các khâu chăm sóc, đầu tư thâm canh và thu hoạch. Bên cạnh đó, các xã Quang Minh, Vĩnh Phúc, Đồng Yên đã xuất hiện mô hình sản xuất gạo hữu cơ ứng dụng chuyển đổi số và cũng là mô hình tiêu biểu cho mối liên kết “4 nhà” (Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà nông – Nhà khoa học). Các hộ tham gia mô hình được Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Đạt Thành Hà Giang hỗ trợ 100% giống lúa (HG 507, Thái ưu 28, 66), cung ứng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất gạo hữu cơ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; Công ty Cổ phần công nghệ Xác thực số cung cấp phần mềm ứng dụng chuyển đổi số và tập huấn sử dụng nhật ký điện tử; Công ty Cổ phần Quản lý và Truyền thông MicViet giúp người dân xây dựng câu chuyện về gạo hữu cơ và thực hiện công tác quảng bá hình ảnh, truyền thông cho sản phẩm. Với tổng diện tích liên kết sản xuất gạo hữu cơ hơn 16 ha, năng suất trung bình 75,5 tạ/ha, các hộ tham gia được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với giá từ 10 đến gần 12 nghìn đồng/kg. Không những vậy, từ mô hình này còn giúp nông dân dần trở thành “nông dân số” khi thực hiện 2 khâu chuyển đổi số trong sản xuất gạo hữu cơ là ứng dụng nhật ký điện tử và bán hàng trực tuyến.

Không dừng ở kết quả trên, chính quyền địa phương đã ban hành Đề án xây dựng huyện Bắc Quang đạt chuẩn huyện Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 – 2025. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Bắc Quang hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, sáng, xanh, sạch, đẹp. Trong năm 2022, huyện có thêm 6 thôn đạt chuẩn NTM, hoàn thành 7 tiêu chí NTM theo kế hoạch giao của tỉnh. Đặc biệt, để tạo cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, toàn huyện đã phát động trồng gần 22.000 m hàng rào cây xanh tại 30 tuyến đường gắn với chỉnh trang khuôn viên vườn hộ; trồng hơn 1.000 cây hoa tường vi dọc tuyến Quốc lộ 2; lắp đặt 1.097 cột điện chiếu sáng tại các tuyến đường trục thôn với gần 33.000 m đường được chiếu sáng.

Những kết quả trên chỉ là lát cắt nhỏ trong bức tranh KT-XH khởi sắc của huyện Bắc Quang khi 34/40 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch. Ấn tượng trong đó, từ sự quyết tâm, quyết liệt trong lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, sự nỗ lực vượt bậc của ngành chuyên môn, huyện Bắc Quang đã thực hiện hiệu quả mục tiêu kép: Vừa phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) ở mức cao nhất, vừa đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Năm 2022, thu NSNN trên địa bàn huyện Bắc Quang đạt hơn 166 tỷ đồng (bằng 110,1% so với kế hoạch). Trong đó, thu từ doanh nghiệp, xí nghiệp quốc doanh lần lượt đạt 104,8% và 300%; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 161,8%; thu cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 142%... Kết quả này cho thấy nội lực của huyện Bắc Quang đang được phát huy và nền kinh tế trên đà phục hồi tốt. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc cân đối thu – chi NSNN hiệu quả, dành nguồn lực đầu tư cho phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô.

Song song với kết quả trên, nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch không chỉ tạo diện mạo mới mà còn là nền tảng quan trọng để KT-XH huyện Bắc Quang tiếp tục bứt phá. Điển hình trong đó, giá trị sản phẩm trồng trọt thu hoạch bình quân/ha đất canh tác đạt hơn 71 triệu đồng; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 33,83%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt gần 3.500 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt hơn 2.400 tỷ đồng; tổng mức luân chuyển hàng hóa dịch vụ đạt gần 2.400 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,4%/năm (đạt 176% so với kế hoạch), đưa tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của huyện giảm còn 12,84%, hộ cận nghèo còn 8,16%.

Bài, ảnh:  THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bảo tồn chè Shan tuyết cổ thụ Hà Giang
BHG - Là tỉnh có diện tích chè Shan tuyết lớn nhất cả nước, trong đó có trên 7.000 ha là diện tích chè Shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được các nhà khoa học đánh giá là một trong những thủy tổ của cây chè, mang nhiều nguồn gen quý hiếm. Bảo tồn và phát triển bền vững cây chè Shan tuyết cổ thụ là nhiệm vụ cấp thiết của tỉnh.
26/12/2022
Phát triển mô hình kinh tế ở thôn Bản Thăng
BHG - Hiện nay, thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản Bạ) có 6 mô hình kinh tế, gồm: 1 mô hình nuôi bò và nuôi lợn; 1 mô hình nuôi cá Tầm; 2 mô hình nuôi vịt Bầu; 1 mô hình trồng cây rau trái vụ; 1 mô hình trồng cây Gai xanh. Việc tập trung phát triển các mô hình kinh tế đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, từng bước giảm nghèo bền vững.
26/12/2022
Cuộc sống mới của đồng bào khu tái định cư Mè Nắng
BHG - Những ngôi nhà mới khang trang, mọc lên san sát, cùng hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo, giúp cho đồng bào thôn Mè Nắng, xã Xín Cái (Mèo Vạc) có được nơi ở mới an toàn, vững bền, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cuộc sống no ấm, đói nghèo bỏ lại phía sau.
26/12/2022
Năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 5,17%
BHG - Năm 2022, bằng các giải pháp đồng bộ, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Theo kết quả rà soát, tỉ lệ nghèo đa chiều năm 2022 toàn tỉnh giảm 5,17%, vượt chỉ tiêu tỉnh giao 3% và vượt chỉ tiêu của Chính phủ giao.
23/12/2022