Thành tựu từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

15:30, 07/11/2022

BHG - Công tác dân vận luôn được xác định có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong mỗi giai đoạn, công tác dân vận có nội dung, phương thức khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu tập hợp, vận động, phát huy cao nhất sức mạnh các tầng lớp nhân dân vào các phong trào thi đua yêu nước; từ đó từng bước tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Đối với huyện vùng cao Đồng Văn, với trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, công tác dân vận được coi như “xương sống” của các phong trào thi đua và tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhờ thực hiện hiệu quả các mô hình “Dân vận khéo” đã có bước tiến vững chắc trong phát triển KT-XH ở địa phương.

Mô hình “Dân vận khéo” trồng rau Bắp cải tại xã Sảng Tủng (Đồng Văn) mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Mô hình “Dân vận khéo” trồng rau Bắp cải tại xã Sảng Tủng (Đồng Văn) mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Toàn huyện Đồng Văn hiện có 298 mô hình “Dân vận khéo” ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, QP-AN. Trong đó, duy trì thường xuyên 238 mô hình và có 50 mô hình hiệu quả cao được nhân rộng. Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo Đảng bộ huyện, đời sống của người dân huyện Đồng Văn có nhiều chuyển biến. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động đã được chính quyền, MTTQ, các đoàn thể phát động tạo không khí thi đua sôi nổi ngay từ cơ sở đã trở thành động lực, bước chuyển biến tích cực trong cả hệ thống chính trị. Trong đó, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính quyền trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Sảng Tủng là một trong những xã đi đầu thực hiện có hiệu quả mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, đối với lĩnh vực phát triển kinh tế, xã duy trì các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với Chương trình cải tạo vườn tạp, tạo sinh kế cho người dân; nuôi bò vỗ béo với số lượng trung bình mỗi hộ từ 3-5 con, tạo thu nhập từ 20-25 triệu đồng/hộ/năm; chăn nuôi tổng hợp với quy mô hơn 60 con lợn. Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, duy trì các mô hình tự quản về vệ sinh môi trường; chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; không tổ chức đám tang dài ngày, không giết mổ nhiều gia súc; mô hình nhà sạch, vườn đẹp; tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp… Đặc biệt, thực hiện “Dân vận khéo” trong xây dựng Nông thôn mới, nhân dân trong xã đã hiến được hơn 5.000 m2 đất làm đường bê tông; tham gia mở mới nền đường được hơn 1.500 ngày công và đóng góp hơn 500 triệu đồng để xây dựng 2,6 km đường bê tông liên thôn… Từ những phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã từng bước làm thay đổi bộ mặt Nông thôn mới xã nội địa còn nhiều khó khăn của huyện; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm hàng năm trên 6%, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

Đồng chí Dương Ngọc Đức, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Đồng Văn cho biết: Thời gian qua, Đảng bộ huyện đã lãnh, chỉ đạo đổi mới toàn diện đối với công tác dân vận. Trong đó, tập trung phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp; phát huy vai trò nhân dân tham gia góp ý, giám sát, phản biện góp phần xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Để từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, cả hệ thống chính trị đã hướng mạnh về cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân, chăm lo toàn diện đời sống nhân dân; nâng cao ý thức, trách nhiệm tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu các cấp. Nội dung các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước được gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác dân vận sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH tại địa phương trong thời kỳ mới.

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Theo TTXVN, hãng tin Sputnik (Nga) dẫn báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company đưa tin Việt Nam có nền kinh tế số tăng trưởng vượt bậc, đạt 23 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2022.
30/10/2022
Chuyển đổi sản xuất ở xã Vĩnh Phúc
BHG - Xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) có 1.784/2.094 hộ trồng cam, chiếm 85% tổng số hộ trong toàn xã. Thu nhập bình quân trên mỗi ha trồng cam lợi nhuận 148 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí) gấp 4,8 lần so với trồng lúa 2 vụ/năm. Đối với cây cam từ 6 năm tuổi trở lên sẽ cho thu hoạch ổn định, doanh thu từ 250 – 450 triệu đồng/ha/năm.
30/10/2022
Bám sát các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
BHG - Trong suốt quá trình hoạt động, Agribank Vị Xuyên luôn bám sát các chương trình phát triển KT – XH của địa phương. Từ đó, kịp thời đưa nguồn vốn đến khách hàng, phục vụ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, thông qua các chương trình tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi để thực hiện tốt vai trò là trụ đỡ hỗ trợ tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
30/10/2022
Mảnh vườn trù phú của lão nông Hoàng Thế Diện
BHG - Bốn mùa trong năm, mảnh vườn trồng rau của gia đình ông Hoàng Thế Diện, thôn Nà Tiềng, xã Niêm Sơn (Mèo Vạc) luôn tốt tươi, mang lại nguồn thu cho gia đình ông mỗi năm gần 150 triệu đồng. Đây là kết quả bước đầu sau khi ông thực hiện cải tạo vườn tạp (CTVT) theo tinh thần Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy. Mô hình trồng rau của gia đình ông được đánh giá là tiêu biểu của xã Niêm Sơn đến thời điểm này
29/10/2022