Con đường no ấm cho đồng bào vùng cao

11:45, 21/09/2022

BHG - Hà Giang là tỉnh miền núi, nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm 87,7% dân số. Nhận thấy điều đó, tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác đào tạo, hướng nghiệp và giải quyết việc làm (GQVL) cho lao động địa phương. Truyền dạy cho thế hệ trẻ những kỹ năng, kiến thức thiết thực, để gìn giữ và phát huy các làng nghề truyền thống. Đồng thời, liên kết với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước tạo việc làm, thu nhập ổn định cho ĐBDTTS vùng sâu, vùng cao, biên giới, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV), tạo đà phát triển KT – XH của tỉnh nhà…

Nghề đan lát truyền thống giúp người Cờ Lao xã Phố Là (Đồng Văn) có cuộc sống ấm no.
Nghề đan lát truyền thống giúp người Cờ Lao xã Phố Là (Đồng Văn) có cuộc sống ấm no.

Tỉnh ta luôn xác định công tác đào tạo nghề, GQVL là tiêu chí quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới và GNBV của địa phương. Thường xuyên tuyên truyền về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp qua kênh thông tin: Báo Hà Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, loa truyền thanh cơ sơ, tuyên truyền tại nhà văn hóa thôn… nhằm nâng cao nhận thức của ĐBDTTS trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, tư duy và tay nghề của từng cá nhân. Tập trung triển khai công tác dạy nghề và GQVL cho ĐBDTTS ở các xã vùng khó khăn, giúp người dân nâng cao kiến thức, ứng dụng khoa học – kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, nâng cao thu nhập cho gia đình. Trong đó, nổi bật là huyện Mèo Vạc đã có nhiều giải pháp giải quyết được việc làm cho lao động địa phương. Đồng chí Nguyễn Huy Sắc, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Huyện thường xuyên rà soát số lượng lao động chưa qua đào tạo, tìm hiểu về nhu cầu học nghề của ĐBDTTS để xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với phục vụ sản xuất nông nghiệp, nghề truyền thống, nghề mới. Tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của ĐBDTTS, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chú trọng tới công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm của các công ty trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2022 đã có 8.603 lao động xuất khẩu sang nhiều quốc gia như: Đài Loan, Nhật Bản, Philippines… Với mức lương mỗi người dao động từ 20 – 30 triệu đồng/tháng; 92 lao động đi làm việc tại các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Quảng Ninh) với mức lương mỗi người từ 10 – 20 triệu đồng/tháng, các công ty tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh… Mức lương mỗi lao động từ 7 – 12 triệu đồng/tháng. Đồng thời, tổ chức được 92 hội nghị, với 15.034 lượt người nghe, giải quyết việc làm cho 2.938 lao động. Qua đó, tạo việc làm cho ĐBDTTS và chất lượng lao động ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng và nâng cao các tiêu chí Nông thôn mới tại địa phương. Bên cạnh đó, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong lĩnh vực đào tạo nghề và GQVL cho ĐBDTTS. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề cho người lao động, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy để có biện pháp khắc phục hiệu quả; đồng thời, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng gương người tốt, việc tốt tại địa phương.

Người Lô Lô xã Lũng Cú (Đồng Văn) áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Người Lô Lô xã Lũng Cú (Đồng Văn) áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Huyện Đồng Văn là một trong những điểm sáng về công tác đào tạo nghề và GQVL cho ĐBDTTS. Đồng chí Dinh Chí Thành, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn khẳng định: Công tác GQVL cho ĐBDTTS được huyện thực hiện với nhiều giải pháp. Đơn cử, việc hỗ trợ các chính sách về tín dụng, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đảm bảo đúng đối tượng, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Huyện thường xuyên tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, việc làm, để ĐBDTTS nắm và hiểu đầy đủ các thông tin, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề cần học phù hợp với khả năng của từng người và có việc làm sau khi học nghề. Huyện thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân, góp phần thực hiện tốt công tác GNBV, thúc đẩy phát triển KT – XH. Đồng thời, đa dạng hóa các chương trình đào tạo nghề, gắn dạy nghề với nhu cầu việc làm, có chế độ khuyến khích người học nhằm từng bước nâng cao đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được thị trường lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đa dạng hóa các nghành nghề: Dệt thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi, điện dân dụng, lái xe ô tô, tin học, nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch… Qua các lớp dạy nghề, nhiều học viên đã áp dụng kiến thức vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho chính mình và nhiều lao động địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề. Bên cạnh đó, huyện chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu lao động để GQVL cho ĐBDTTS.

Quan tâm đào tạo nghề, GQVL đã góp phần quan trọng thay đổi đời sống vùng ĐBDTTS. Thời gian tới, tỉnh ta tiếp tục khai thác, kết hợp các hình thức đào tạo nghề tại chỗ và liên kết đào tạo với các doanh nghiệp có uy tín tuyển dụng lao động, tạo điều kiện thuận lợi để ĐBDTTS có được ngành nghề, công việc phù hợp và cuộc sống ấm no…

Bài, ảnh: ĐỨC NINH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

HTX Chè Minh Quang sản xuất và chế biến chè Shan tuyết cổ thụ chất lượng cao
BHG - Hợp tác xã (HTX) Chè Minh Quang – xã Xuân Minh là một trong những HTX của huyện Quang Bình nói riêng và của tỉnh nói chung có uy tín trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm về trà, với số vốn điều lệ đạt trên 3,5 tỷ đồng. Được thành lập năm 2018 với 7 thành viên tham gia trên cơ sở nắm bắt định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thông qua chủ chương nâng cao chất lượng sản phẩm chè Shan tuyết của địa phương đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP.
20/09/2022
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân huyện Mèo Vạc và Quản Bạ
BHG - Ngày 20.9, tại cửa hàng Nông sản vùng miền – Sản phẩm OCOP tỉnh, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tuần lễ giới thiệu "Nông sản an toàn và sản phẩm OCOP huyện Mèo Vạc và Quản Bạ" .
20/09/2022
Nhộn nhịp chợ mới Xuân Giang
BHG - Với sự quyết tâm của các cấp và chính quyền địa phương cùng chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên các lĩnh vực của huyện Quang Bình, chợ Xuân Giang đã được doanh nghiệp đầu tư trên 6 tỷ đồng để nâng cấp, tu sửa lại khang trang, sạch, đẹp, nhằm giúp cho người dân, các tiểu thương kinh doanh hoạt động mua, bán ổn định bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.
19/09/2022
Phụ nữ Vị Xuyên tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới
BHG - Thực hiện phong trào “Phụ nữ chung tay xây dựng Nông thôn mới”, thời gian qua, cán bộ, hội viên phụ nữ (HVPN) trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình, tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua, huy động toàn thể hội viên cùng chung tay xây dựng Nông thôn mới (NTM), xây dựng đời sống ấm no, gia đình hạnh phúc.
19/09/2022