Giàng Mí Hải vươn lên từ nuôi lợn đen bản địa

11:17, 23/11/2021

BHG - Sinh ra trong gia đình thuần nông, trải qua những biến cố gia đình cũng như thất bại trong phát triển mô hình kinh tế, nhưng với ý chí, nghị lực không chùn bước trước thất bại, anh Giàng Mí Hải, dân tộc Mông, thôn Nam Sơn, xã Quản Bạ (Quản Bạ) vượt qua khó khăn, mạnh dạn chuyển đổi nuôi giống lợn đen bản địa mang lại thu nhập cao.

 Anh Giàng Mí Hải vệ sinh chuồng nuôi.
Anh Giàng Mí Hải vệ sinh chuồng nuôi.
Cùng cán bộ xã Quản Bạ vượt qua quãng đường gần 10 km từ trung tâm xã đến thăm mô hình chăn nuôi của anh, tiếp chúng tôi trong căn nhà ấm áp với đầy đủ các vật dụng cần thiết cho nhu cầu gia đình, anh Hải tâm sự: Sau khi lập gia đình, năm 2017 với số vốn tích góp của bản thân, tôi mua dê về nuôi theo hình thức sinh sản nhưng do chưa có kinh nghiệm nuôi nên bị thất bại; sau khi thất bại  mô hình nuôi dê tôi tiếp tục mua 2 con lợn nái giống bản địa để vừa nuôi vừa tích lũy kinh nghiệm. Sau gần 2 năm nuôi tôi cảm thấy giống lợn đen bản địa phù hợp với điều kiện khí hậu, sinh trưởng tốt, công chăm sóc ít mà nhu cầu thị trường lớn. Vì vậy, năm 2019 tôi xây dựng chuồng trại để mở rộng quy mô chăn nuôi lợn đen sinh sản và lợn đen thương phẩm.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, anh Hải, cho biết: Để đàn lợn phát triển tốt, tôi thường xuyên phun thuốc khử trùng từ 1 đến 2 lần/tuần quanh khu vực chuồng nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin định kỳ theo hướng dẫn của cán bộ thú y; vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa tinh bột để tăng sức đề kháng cho đàn lợn và áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi… Ngoài ra, tôi cũng tự tìm hiểu cách chăm sóc lợn nái từ lúc chuẩn bị đẻ đến sau khi đẻ; kỹ thuật đỡ đẻ và chăm sóc đàn lợn con; kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn… Tôi thường duy trì nuôi khoảng 6 con lợn nái và gần 10 con lợn thương phẩm; bình quân mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình tôi có thu nhập khoảng 80 triệu đồng.
Chủ tịch UBND xã Quản Bạ Lý Thanh Sơn, cho biết: Không chỉ tập trung phát triển mô hình kinh tế gia đình, anh Hải còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho những ai có nhu cầu; phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bài trừ các hủ tục, tập trung phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Gia đình anh Giàng Mí Hải là hộ tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của xã.

Bài, ảnh: HOÀNG TUYẾN


Cùng chuyên mục

Ngân hàng Chính sách xã hội đảm bảo an toàn giao dịch

BHG - Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", các quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh và chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) về việc tổ chức hoạt động giao dịch xã trong tình hình mới; dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng các điểm giao dịch xã của Ngân hàng CSXH trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì theo đúng lịch cố định đã niêm yết (trừ 1 số địa bàn có quyết định phong tỏa của cấp có thẩm quyền).

22/11/2021
Bắc Mê hướng đến phát triển thủy sản bền vững

BHG - Cùng với ngành Chăn nuôi đang có những chuyển biến tích cực, ngành nuôi thủy sản ở huyện Bắc Mê cũng có những bước phát triển khá ổn định, tiếp tục đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện kế hoạch phát triển toàn diện hoạt động nuôi thủy sản, ngay từ đầu năm 2021, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 253/KH-UBND về việc triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm Nông, lâm nghiệp,

22/11/2021
Sản xuất, kinh doanh gắn với Văn hóa doanh nghiệp

BHG - Với khẩu hiệu "Vì niềm tin của bạn", Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) được Công ty Điện lực Hà Giang (Công ty) xem là "kim chỉ nam" cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và bước vào hành trình mới với tầm nhìn, sứ mệnh và những giá trị cốt lõi phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập.

22/11/2021
Quản Bạ quan tâm phát triển thương hiệu Hồng không hạt

BHG - Sản phẩm Hồng không hạt (HKH) huyện Quản Bạ đã được cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý từ năm 2017. Để phát huy những lợi thế sẵn có, người trồng HKH luôn quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường cho loại quả đặc sản này.

22/11/2021