Hướng đi vững chắc trong tái cơ cấu Nông nghiệp ở Bắc Mê

09:23, 12/04/2017

BHG - Nhằm từng bước nâng cao giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, huyện Bắc Mê đã triển khai  đồng bộ các giải pháp trọng tâm theo Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNNN) của tỉnh  phù hợp với điều kiện của địa phương. Đề án được xem như một làn gió mới tạo đà cho nông nghiệp huyện từng bước chuyển dịch cơ cấu, tạo dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân hình thành tư duy sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững một cách đồng bộ, có hiệu qua.

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình anh Trần Văn Luyến, tổ 4, thị trấn Yên Phú được hỗ trợ theo chính sách phát triển chăn nuôi của Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình anh Trần Văn Luyến, tổ 4, thị trấn Yên Phú được hỗ trợ theo chính sách phát triển chăn nuôi của Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Để thực hiện có hiệu quả Đề án TCCNNN giai đoạn 2016 – 2020, huyện đã tập trung hai nội dung chính: Tổ chức lại sản xuất cho người dân, nâng cao giá trị sản xuất trên cùng diện tích đất canh tác và nâng cao thu nhập cho người dân. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tổ chức cho người dân thực hiện theo cánh đồng mẫu và đầu tư có thu hồi. Năm 2017, huyện đã triển khai mô hình máy cấy mạ khay; phát triển cây đặc thù như trồng nghệ cho các HTX thanh niên khởi nghiệp. Để thực hiện có hiệu quả, huyện đã liên kết với Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức tiếp tục thực hiện chương trình đầu tư có thu hồi tại xã Yên Định, Minh Ngọc. Cùng với đó, huyện đã bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch thụ tinh nhân tạo nhằm cải tạo sức vóc cho đàn bò; trong năm 2017 huyện sẽ thực hiện thụ tinh nhân tạo từ 200 đến 300 con bò sinh sản. Trong thời gian tới sẽ phát triển 9 gia trại bò, lợn, gà; trong đó phân bổ cho các xã Minh Sơn, Yên Phú, Yên Định, Lạc Nông và Yên Phong. Đến nay, huyện đã hình thành một số vùng sản xuất theo hướng hàng hóa với các mô hình, như: Trồng rau,  dưa hàng hóa tại xã Phú Nam, Yên Phong, Giáp Trung, thị trấn Yên Phú; trồng cây Hồi ở thôn Nà Nôm, xã Đường Âm; trồng cây Sa Mộc tại thôn Nà Phiêng xã Đường Âm; nuôi gà Đông Tảo, trồng chuối tại xã Đường Hồng; nuôi trâu, bò nhốt tại thôn Phia Vèn, xã Lạc Nông, thôn Kẹp A, Kẹp B, xã Minh Sơn; nuôi ong lấy mật tại xã Minh Sơn; chăn nuôi lợn đen, thị trấn Yên Phú... Đặc biệt, huyện đang phối hợp với Công ty Cổ phần phát triển Nông, lâm nghiệp Hà Giang triển khai thực hiện Dự án trồng chuối tiêu xuất khẩu tại xã Yên Định với quy mô 350 ha, qua đó thu nhập của người dân từng bước được nâng lên.

Cùng với trồng trọt, huyện chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế và bền vững; hỗ trợ và khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định tập trung thực hiện Chương trình phát triển đàn trâu, bò hàng hoá quy mô, với chỉ tiêu mỗi xã có ít nhất 10 hộ chăn nuôi từ 20 con trâu, bò trở lên. Trong đó, tập trung phát triển mạnh ở một số xã có điều kiện thuận lợi và hiện đang hình thành sản xuất chăn nuôi hàng hóa phát triển mạnh như: Minh Sơn, Yên Phong, Yên Cường, Phiêng Luông, Đường Âm, Đường Hồng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để từng bước phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, huyện tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ để giúp người dân, HTX, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn; tạo dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm... Đặc biệt, huyện tiếp tục khuyến khích đầu tư cơ giới vào sản xuất nông - lâm nghiệp để rút ngắn cơ cấu mùa vụ, tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một diện tích. Điển hình trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đó là xã Đường Hồng với hơn 800 hộ nhưng đã có trên 500 chiếc máy làm đất. Qua đó nâng tổng số máy làm đất trên toàn huyện lên trên 2.000 máy, từ đó giúp cho việc dồn điền, đổi thửa được thuận lợi.

Tin tưởng rằng, với những nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Mê, chương trình TCCNNN của huyện sẽ đạt được nhiều thành công mới, tạo bước chuyển mạnh mẽ làm thay đổi căn bản nền nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, góp phần tạo đà vững chắc để huyện hoàn thành tốt các tiêu chí về xây dựng NTM và xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp và văn minh, trở thành một huyện phát triển toàn diện của tỉnh.

Bài, ảnh: Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình VAC

BHG - Đam mê với trồng trọt và chăn nuôi nên chỉ mới 31 tuổi, chàng thanh niên Chu Văn Hoàn, thôn Minh Thắng, xã Việt Vinh (Bắc Quang) đã là ông chủ một trang trại vườn – ao – chuồng (VAC) quy mô lớn nhất xã.

12/04/2017
Chương trình 135, "Thương hiệu" đặc biệt

BHG - Chương trình 135 (CT135) giờ đây đã trở thành "thương hiệu" đặc biệt, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nơi địa đầu Tổ quốc. Từ chủ trương đúng đắn và nhân văn của Chương trình xuyên suốt nhiều năm qua đã tạo diện mạo, sức sống mới, đẩy lùi sự ĐBKK trong phát triển KT-XH tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

12/04/2017
Xã Quyết Tiến đổi mới hoạt động Ban quản lý thôn

BHG - Về thôn Tân Tiến, xã Quyết Tiến là thôn đầu tiên thực hiện thí điểm việc triển khai mô hình Ban quản lý phát triển thôn (BQLPTT) ở huyện Quản Bạ. Sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình này đã cho thấy sự hiệu quả, gọn nhẹ, năng động của bộ máy ở thôn.

12/04/2017
Thôn kinh tế kiểu mẫu và HTX kiểu mới ở Nà Chì

BHG - Xây dựng thôn "mũi nhọn" về kinh tế, hình thành hợp tác xã (HTX)  chuyên sản xuất chè chất lượng cao, kết hợp với các mô hình gia đình "đảng viên" đi đầu làm kinh tế giỏi... đã và đang góp phần xây dựng xã Nà Chì (Xín Mần) phát triển toàn diện.

11/04/2017