Đẩy mạnh thanh toán các dịch vụ không dùng tiền mặt

18:21, 31/03/2022

BHG - Chuyển đổi số với mục tiêu lấy người dân là trung tâm, cuộc sống công nghệ tạo cho người dân những thói quen mới như: Mua sắm online; sử dụng ví tiền điện tử; học trực tuyến…Tại Hà Giang, người dân cũng không nằm ngoài sự thay đổi, phát triển đó và dần trở thành những công dân số thông qua việc sử dụng và thụ hưởng những tiện ích mà công nghệ số mang lại, tạo nên một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống.

Người dân thanh toán hóa đơn tại cửa hàng Eva shose, đường Nguyễn Thái Học, phường Minh Khai (thành phố Hà Giang) thông qua quét mã QR ngân hàng.
Người dân thanh toán hóa đơn tại cửa hàng Eva shose, đường Nguyễn Thái Học, phường Minh Khai (thành phố Hà Giang) thông qua quét mã QR ngân hàng.

Các dịch vụ ngày một phát triển như: VNPT Pay, giải trí Viettel Pay, thanh toán qua ngân hàng, thanh toán trực tuyến...Với những xu hướng mới, các nhà cung ứng dịch vụ trên địa bàn cũng tiếp cận, góp phần làm thay đổi tư duy, thói quen của người dân. Ngân hàng Agribank Hà Giang trong năm 2021, dịch vụ Mobile Banking đã có 100.792 khách hàng, tăng 6.453 khách hàng; Agribank E- Moblie Banking với 84.024 khách hàng, tăng 22.334 khách hàng;  dịch vụ thu tiền điện 14.327 khách hàng, tăng 2.675 khách hàng; dịch vụ thu tiền nước 4.200 khách hàng. Bưu chính Viettel tích hợp thanh toán tiền điện tổng doanh thu hơn 13 tỷ đồng, đảm bảo tích hợp VietQR thanh toán tiện lợi. VNPT có tổng số ví điện tử VNPT Money trên địa bàn tỉnh là trên 15.000 ví cá nhân và trên 300 điểm kinh doanh cá thể chấp nhận hình thức thanh toán qua ví VNPT Money. Bưu điện tỉnh triển khai các dịch vụ không dùng tiền mặt như: Thanh toán tiền COD cho khách hàng, áp dụng các hình thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử Vietnampost pay...

Chị Hà Thị Tường Vân, người dân thành phố Hà Giang cho biết: “Từ khi được tiếp cận và sử dụng các gói dịch vụ, đặc biệt khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, với điện thoại thông minh bản thân có thể thanh toán dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng và ở bất cứ đâu, đặc biệt hạn chế tiếp xúc và sử dụng tiền mặt. Hiện nay, mọi chi phí sinh hoạt của gia đình, mình đều sử dụng chuyển khoản hoặc đăng ký trừ tiền trực tiếp qua ngân hàng, điều này giúp tiết kiệm thời gian đi lại, đồng thời dễ dàng hưởng các chương trình khuyến mại, ưu đãi thông qua việc sử dụng các ứng dụng như quét mã QR, tích điểm khi mua sản phẩm; không lo trễ hạn thanh toán các hóa đơn với tính năng thanh toán tự động.”

Cửa hàng trưởng Vinmart Minh Khai, Phùng Minh Đoàn cho biết: “Nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm hàng ngày của người dân, cửa hàng tiến hành miễn phí ship và đa dạng phương pháp thanh toán như: Chuyển khoản, quẹt thẻ, quét mã QR… Từ đó số lượng người đến mua sử dụng các gói dịch vụ và không dùng tiện mặt chiếm khoảng 35%. Điều này tạo thuận lợi cho cửa hàng cũng như khách hàng, giúp giảm thời gian thanh toán, dễ dàng kiểm tra lại các hóa đơn đã mua”.

Từ những thay đổi trong cách tiêu dùng của người dân, hiện nay trên thị trường các cửa hàng cũng nhanh chóng thích ứng, cài đặt và sử dụng các ứng dụng thanh toán và bán hàng trên môi trường mạng. Bắt kịp xu thế, các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn dần thay đổi phương thức kinh doanh. Chị Hoàng Thị Hương, chủ cửa hàng tạp hóa tại phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang chia sẻ: Để thu hút khách hàng ngoài việc bán trực tiếp tại cửa hàng thì mình cũng đẩy mạnh bán hàng qua mạng và sử dụng các gói ví điện tử, đầu tư các máy móc, dán mã QR nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán của người dân. Từ đó, giúp cửa hàng trở nên chuyên nghiệp hơn, đồng thời là giải pháp giúp ngăn ngừa và phòng, chống dịch Covid – 19.

Các dịch vụ ra đời góp phần thay đổi thói quen thanh toán của người dân, các ứng dụng với nhiều tính năng, tiện ích độc đáo và có thể thỏa mãn mọi nhu cầu thanh toán trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Bên cạnh đó, chuyển đổi số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, đem lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bài, ảnh:  HOÀNG YẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử
BHG - Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển thương mại trên địa bàn, thời gian qua, huyện Đồng Văn tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại, trong đó đặc biệt chú trọng việc tăng cường thực hiện phát triển thương mại điện tử (TMĐT). Qua đó, không chỉ góp phần tiêu thụ nông sản hiệu quả mà còn giúp các hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh và người nông dân dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng, mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu.
28/03/2022
Ngành Y tế với chương trình chuyển đổi số
BHG - Tạo môi trường khám, chữa bệnh hiện đại, hướng đến bệnh viện không giấy tờ; tăng chất lượng khám, chữa bệnh bằng công nghệ thông tin (CNTT), tối ưu quy trình khám, chữa bệnh: Nhanh – gọn – chính xác, giảm thời gian khối lượng công việc thủ tục hành chính; quản lý chặt chẽ tài chính, nâng cao hiệu suất công việc, chất lượng khám, chữa bệnh… là những mục tiêu mà ngành Y tế và các bệnh viện trên toàn tỉnh đã, đang triển khai.
28/02/2022
Khởi động Chương trình chuyển đổi số trong đoàn viên thanh niên
BHG - Sáng 25.3, tại Hội trường lớn Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn Hà Giang phối hợp với Tổ Thanh niên chuyển đổi số (CĐS) của Tập đoàn FPT tổ chức Lễ khởi động triển khai thực hiện Chương trình CĐS trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN) theo hình thức trực tuyến kết nối tới điểm cầu của 11 Huyện, Thành đoàn...
25/03/2022
Trường Chính trị tỉnh giảng dạy trực tuyến để thích ứng an toàn với đại dịch Covid-19

BHG - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Để đảm bảo an toàn, nhiều cơ sở giáo dục trong cả nước đã chọn hình thức dạy và học trực tuyến, một phương pháp dạy và học mới đòi hỏi cả thầy và trò phải tìm tòi, học hỏi nhiều phương pháp truyền đạt và tiếp thu mới nhằm đạt hiệu quả cao trong giờ giảng.

24/03/2022