Cao nguyên đá - "ngôi nhà" của nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm

09:01, 14/12/2017

BHG - Nói về Cao nguyên đá Đồng Văn, trước nay nhiều người thường chỉ biết đến cảnh quan núi non hùng vĩ, hoa Tam giác mạch, mật ong Bạc hà… Nhưng, có lẽ nhiều người chưa biết rằng, với khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù, nơi đây trở thành “ngôi nhà” của nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm. Sự phong phú về giá trị di sản, đa dạng sinh học khiến Cao nguyên đá là nơi đáng đến,  khám phá và trải nghiệm.

Cao nguyên đá không chỉ có sự đa dạng về động, thực vật mà còn có nhiều loài đặc hữu. Với độ cao lớn so với mực nước biển, có những địa điểm cao trên 2.000m, đây là địa bàn cư ngụ của nhiều loài động, thực vật lạ mà chúng ta ít khi nhìn thấy.

Đàn ong nội được người dân thuần phục, phát triển ở Cao nguyên đá cho sản phẩm mật ong Bạc hà nức tiếng cả nước.
Đàn ong nội được người dân thuần phục, phát triển ở Cao nguyên đá cho sản phẩm mật ong Bạc hà nức tiếng cả nước.

Về thảm thực vật rừng, Cao nguyên đá có đến 5 kiểu thảm thực vật rừng phân bố ở các độ cao dưới 700m và trên 700m so với mực nước biển. Thực vật của Cao nguyên đá rất đa dạng về các loài. Các nhà điều tra, nhà khoa học đã phát hiện có trên 1.049 loài thuộc 622 chi trong 175 họ thực vật của 6 ngành; thực vật quí hiếm có 59 loài nằm trong trong Sách Đỏ Việt Nam, Sách Đỏ thế giới. Trong số những loại cây quý tìm thấy trên Cao nguyên đá, có những loại như: Lan kim tuyến, cây Bảy lá một hoa, Thông đỏ bắc, Kim giao núi đá, Mã hồ...

Hệ động vật tự nhiên nơi đây có đến 22 bộ, 72 họ, 286 loài. Trong đó hệ thú có 7 bộ, 20 họ và 53 loài được ghi nhận; hệ chim có 11 bộ, 36 họ và 161 loài; hệ bò sát có 2 bộ, 10 họ và 33 loài; hệ ếch, nhái có 2 bộ, 6 họ và 39 loài. Đặc biệt, trong số những loài đặc hữu của vùng có Voọc Mũi hếch, là một loài đặc hữu rất hẹp ở Việt Nam, loài thú này chỉ giới hạn một vài điểm lẻ. Theo Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca, có khoảng 108 đến 113 con được ghi nhận ở khu vực này, trước đây chỉ có khoảng 90 cá thể.

Các loài đặc hữu còn lại ở Cao nguyên đá đều có vùng phân bố rất hẹp ở Đông Bắc Việt Nam. Trong nhiều lần khám phá thiên nhiên nơi đây, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước nhiều loài động vật mà chưa nhìn thấy bao giờ. Trong đó có những loài như: Ếch Ang, tắc kè Chân vịt, ếch Ba na, ếch Cây Mianma, ếch Gai, ếch Gai beulender, ếch Gai sần, các cóc Richler, rùa Hạnh nhân…

Trao đổi với chúng tôi, anh Hoàng Văn Tuệ, Trưởng Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Hiện nay, trên khu vực Công viên Địa chất đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm bảo tồn đa dạng sinh học. Có thể kể đến như: Dự án bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện núi đá, giai đoạn 2014 - 2017. Dự án này góp phần cải thiện môi trường sinh thái trong vùng và khu vực lân cận. Bảo tồn các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, như: Thông đỏ, Thông tre, Bách vàng, Bách xanh, Tùng la hán, Hoàng đàn rủ, Đỉnh tùng. Tiếp đến là Dự án Vườn bảo tồn đa dạng sinh học lưu giữ thực vật quý hiếm đang được xây dựng, khảo sát, lựa chọn địa điểm tại khu rừng đặc dụng Chí Sán, huyện Mèo Vạc. Dự án đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Du Già trên Cao nguyên đá Đồng Văn đang được triển khai. Ngoài ra, các Khu bảo tồn Bát Đại Sơn, cùng với một số khu bảo tồn thiên nhiên lân cận khu vực cũng góp phần bảo vệ vùng đệm của Cao nguyên đá.

Trong nỗ lực bảo tồn loài voọc Mũi hếch, mới đây, anh Hoàng Văn Tuệ, cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã được Quỹ Disney của Mỹ trao tặng danh hiệu “Anh hùng bảo tồn” cho hoạt động bảo tồn loài này. Đây là một ghi nhận không chỉ riêng cá nhân anh Tuệ mà còn khẳng định hoạt động bảo tồn tích cực của tỉnh ta với Khu vực Cao nguyên đá nói chung và toàn tỉnh nói riêng.

Đặc biệt, kế hoạch bảo tồn và phát triển giống ong nội tại 4 huyện Cao nguyên đá Đồng Văn, giai đoạn 2017 - 2020 của tỉnh là hành động rất quan trọng để bảo tồn giống ong bản địa đặc hữu của vùng, tạo sự cân bằng sinh thái nơi đây, đồng thời, góp phần tạo sinh kế cho người dân. Từ đó, góp phần bảo vệ các di sản, trong đó có sự đa dạng sinh học trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

        Bài, ảnh: Huy Toán         


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của Nghị quyết 209

BHG - Nhằm nâng cao hiệu quả của Nghị quyết 209 HĐND tỉnh, cũng như Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh; vụ Mùa 2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Giang đã triển khai 5 mô hình về quản lý dịch hại tổng hợp (gọi tắt là IPM) tại 5 huyện trồng chè trọng điểm của tỉnh, gồm: Quang Minh (Bắc Quang), Tân Bắc (Quang Bình), Ngọc Minh (Vị Xuyên), Chế Là (Xín Mần) và Nậm Ty (Hoàng Su Phì). Bên cạnh đó, Chi cục còn triển khai 4 mô hình IPM trên cây cam tại các xã: Quảng Ngần (Vị Xuyên), Tiên Kiều (Bắc Quang), Vĩ Thượng, Hương Sơn (Quang Bình).

30/11/2017
Chợ nông sản điện tử: Mang sản phẩm "Sạch" của Hà Giang đến tay người tiêu dùng

BHG - Không giao dịch bằng tiền mặt, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh được cài đặt ứng dụng và kết nối Internet, khách hàng có thể chọn mua những sản phẩm nông sản của thanh niên Hà Giang có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Đó là điểm nhấn ấn tượng khi tham quan gian hàng "Chợ nông sản điện tử" của Tỉnh đoàn tại không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Giang năm nay.

27/11/2017
Học sinh Hà Giang đoạt giải Nhì cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc" năm 2017

BHG - Tối 25.10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc" lần thứ 13, năm 2017.  

26/10/2017
Facebook sắp sửa thu tiền các kênh tin tức?

Mạng xã hội Facebook đang thử nghiệm việc đưa tất cả những nội dung tin tức không được trả tiền sang một bảng cấp tin (News Feed) riêng.

25/10/2017