Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19

18:50, 26/10/2021

BHG - Hà Giang là một trong những tỉnh có điều kiện KT – XH khó khăn nhất cả nước. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 là việc đẩy mạnh chuyển đổi số để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Những nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, đổi mới cách làm việc ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đang đươc quan tâm, thúc đẩy, đã và đang đem tới những thành quả đáng ghi nhận.

Thầy giáo Trường Chính trị tỉnh đang thực hiện việc giảng bài trực tuyến cho các học viên ở các địa phương trong tỉnh trên nền tảng zoom
Giảng viên Trường Chính trị tỉnh đang thực hiện việc giảng bài trực tuyến cho học viên ở các địa phương trong tỉnh trên nền tảng zoom

Với những diễn biến dịch Covid-19 trong suốt 2 năm qua, có thể thấy dịch đã làm đảo lộn cuộc sống của toàn xã hội. Và những ngày này, thành phố Hà Giang đã xuất hiện nhiều ca dịch trong cộng đồng khiến chúng ta phải kiểm soát, hạn chế nhiều hoạt động phát triển KT - XH. Dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát cộng đồng, đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng chuyển trạng thái để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Vì thế, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để thích ứng, vượt qua dịch bệnh trong điều kiện hiện nay là điều rất cần thiết.

Quản lý HTX Thanh niên Phương Tiến đang sử dụng smartphone để vận hành hệ thống tưới thông minh trong khu vườn canh tác ứng dụng công nghệ của mình
Quản lý HTX Thanh niên Phương Tiến đang sử dụng smartphone để vận hành hệ thống tưới thông minh trong khu vườn canh tác ứng dụng công nghệ của mình

Thời gian qua, Hà Giang và các tỉnh, thành đã triển khai hệ thống truyền hình trực tuyến nhiều cấp, phục vụ hiệu quả công tác điều hành của các cấp ủy, chính quyền. Tìm hiểu về điều này, chúng tôi có mặt tại Chi cục Thú y tỉnh trong một buổi khi lãnh đạo, cán bộ nơi đây đang dự một cuộc họp trực tuyến với Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp về công tác phòng, chống dịch viêm da nổi cục. Theo đồng chí Trịnh Văn Bình, Chi trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, trước đây mỗi lần họp như vậy đều phải về tận Hà Nội. Nhưng nay, không phải về, mà cùng lúc nhiều cán bộ của Chi cục có thể tham gia họp trực tuyến trên nền tảng Zoom, đồng thời được trao đổi với đồng nghiệp các tỉnh khá dễ dàng.

Đồng chí Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh trao đổi về việc ứng dụng công nghệ, họp trực tuyến

Trong bối cảnh dịch Covid-19, các cơ chế làm việc linh hoạt trên môi trường mạng đã được tỉnh thúc đẩy, khuyến khích. Nhiều cơ quan, đơn vị tận dụng hiệu quả hệ thống Zoom, zalo, mạng xã hội và nhiều hệ thống phần mềm để có thể xử lý, giải quyết công việc một cách linh hoạt. Ví dụ như: Hai cơ quan Báo Hà Giang, Đài PT – TH tỉnh là những đơn vị khai thác tối đa những ứng dụng trên các nền tảng zoom, zalo, facebook để khai thác, trao đổi thông tin, tập huấn online phục vụ công tác tuyên truyền; ứng dụng những thiết bị mới cho việc quay, khai thác hình ảnh. Ngành Giáo dục bước đầu thực hiện được nhiều ứng dụng công nghệ để thay đổi việc dạy và học, trong đó có học online và học trên môi trường mạng… Cô Đinh Ngọc Thủy, Giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong, cho biết: Thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh, cô và nhiều thầy cô giáo trong cả nước đã cùng nhau xây dựng nhiều clip bài giảng các khối lớp 10, 11, 12 cũng như soạn nhiều bài giảng điện tử dành cho giáo viên rồi úp lên trên mạng để giúp các học sinh, giáo viên có thể học, tham khảo online rất tiện lợi. Đặc biệt là trong điều kiện dịch, việc cung cấp các bài giảng trên môi trường mạng sẽ sẽ giúp ích các học sinh rất nhiều trong việc củng cố kiến thức, đa dạng cách tiếp cận kiến thức, giúp các em vẫn duy trì việc học, đặc biệt là ở những nơi thực hiện giãn cách xã hội…

Có thể thấy, thời gian qua tỉnh ta rất quan tâm đến việc đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số. Trong đó, đầu tiên là việc đổi mới thực hiện các dịch vụ hành chính, giảm thiểu thời gian, công sức cho người dân, cán bộ. Qua đó, chúng ta đã ứng dụng công nghệ thông tin để giúp cho người dân có thể tiếp cận từ xa các dịch vụ công trực tuyến, giảm đi lại, giảm tiếp xúc, giảm thời gian, chi phí. Nhiều sở, ngành, doanh nghiệp đã phối hợp tốt với các ngân hàng để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Các công ty như Công ty CP Cấp thoát nước Hà Giang, Điện lực tỉnh, Thuế, Kho bạc Nhà nước… mở rộng ngày càng nhiều đối tượng khách hàng không dùng tiền mặt, thanh toán tự động qua tải khoản ngân hàng, giảm tiếp xúc cho người dân hàng tháng khi không phải ra các điểm thu tiền dịch vụ truyền thống như hàng tháng trước đây. Anh Chu Mạnh Hải, Trưởng phòng Marketting, Agribank Hà Giang, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh về việc thanh toán không dùng tiền mặt, hiện đại ngân hàng, Agribank Hà Giang đã tích cực phối hợp, triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ nước, điện, học phí; hiện đơn vị đang phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh triển khai dịch vụ nhằm giúp khách hàng giảm lượng thanh toán qua cổng của kho bạc Nhà nước trong toàn tỉnh.

Trao đổi với anh Chu Mạnh Hải, Trưởng phòng Marketing, Agribank Hà Giang

Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân đã rất tích cực khai thác các ứng dụng mạng xã hội để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giao lưu, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Hà Giang. Đặc biệt là việc phối hợp xây dựng các gian hàng ảo để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của Hà Giang trong thời gian qua đã được tỉnh chỉ đạo Sở Công thương, Sở VHTT&DL và một số ngành thực hiện khá tốt. Nhiều sản phẩm hàng hóa đã được tiêu thụ tốt qua cách làm này. Hay mới đây, việc sử dụng công nghệ để quảng bá du lịch, quảng bá điểm đến Hà Giang online đã và đang được ngành Văn hóa nghiên cứu thực hiện qua mùa vàng ruộng bậc thang Hoàng Su phì vừa qua và tới đây là lễ hội hoa tam giác mạch 2021. Qua đó, cho thấy việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đang mang lại những hiệu quả lớn, giúp chúng ta thích ứng, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Huy Toán

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các nguyên tắc tiết kiệm đầu tư cho chuyển đổi số

Bạn đọc hỏi: Xin cho biết các nguyên tắc chung để tiết kiệm trong đầu tư chuyển đổi số? Trả lời: Nguyên tắc quan trọng là đầu tư đến đâu, khai thác đến đấy. Cần tránh tâm lý đầu tư các thiết bị công nghệ quá đắt tiền cốt để cho xịn hay để sử dụng lâu dài.

29/09/2021
Mục tiêu chương trình chuyển đổi số quốc gia về xã hội số

Bạn đọc hỏi: Xin cho biết mục tiêu của chương trình chuyển đổi số quốc gia về xã hội số đến năm 2025, tầm nhìn 2030?

26/10/2021
Chuẩn bị nhân lực cho chuyển đổi số

Bạn đọc hỏi: Cần phải chuẩn bị nhân lực của tổ chức như thếm nào cho chuyển đổi số (CĐS)?

 

25/10/2021
Gỡ "nút thắt" trong chuyển đổi số

BHG - HTX Thương mại - Dịch vụ tổng hợp Nậm Ty, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì) chuyên sản xuất, chế biến chè Shan tuyết. Năm 2020, sản phẩm Bạch trà Hà Chung của HTX được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao; đến tháng 7.2021, sản phẩm này được bày bán trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) của khách hàng Viettelpost (VOSO). Ông Lương Văn Chung, Giám đốc HTX Thương mại...

22/10/2021