Sự so sánh khập khiễng

17:51, 22/12/2014

HGĐT- Bài báo "Tính phù hợp khi làm nhà lắp ghép bằng công nghệ mới tại các điểm trường" của tác giả Quỳnh Lưu đăng trên Cổng Thông tin Điện tử huyện Mèo Vạc ngày 17/12/2014. Qua một số ý kiến phản ánh, chúng tôi thấy việc tuyên truyền công trình của các tổ chức, cá nhân từ thiện ủng hộ giúp đỡ xây dựng công trình nhà lớp học lắp ghép theo công nghệ mới của Hàn Quốc là rất tốt. Tuy nhiên, không nên đưa hình ảnh công trình từ thiện khác vào so sánh.


Nội dung của bài viết do tác giả nêu không có gì đáng phải bàn nếu chỉ đưa một ảnh điểm trường nhà lắp ghép bằng công nghệ mới. Nhưng tác giả lại đưa 2 tấm ảnh của hai công trình từ thiện khác tại xã Sơn Vĩ và xã Sủng Máng (Mèo Vạc) để đăng trong cùng một bài báo để so sánh. Tấm ảnh "nhà lớp học điểm trường thôn Lẻo Chá Phìn A được xây dựng 2 phòng học và 1 phòng lưu trú giáo viên được làm theo công nghệ mới vật liệu khung thép, tường ngăn bằng tôn cách nhiệt, mái lợp bằng tôn lạnh với chất lượng bền đẹp" của Hội Thiện tâm Hà Nội tài trợ, chi phí chỉ hết 150 triệu đồng, ảnh chụp trong thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng. Tấm ảnh thứ 2 là nhà lớp học điểm trường thôn Sủng Quáng, xã Sủng Máng cũng có 2 phòng học, 1 phòng lưu trú, được xây dựng kiên cố với vật liệu xi măng, gạch bê tông, mái tôn với tổng kinh phí 500 triệu đồng do Đoàn từ thiện Hà Nội đầu tư. Ở bức ảnh này chụp trong lúc công trình đang xây dựng chưa hoàn thiện, như vậy là không nên vì nó đã gây bức xúc, hiểu lầm đối với những người có tấm lòng hảo tâm đóng góp để người đại diện cầm tiền đi đầu tư xây trường. Đặc biệt, chưa cần hiểu chất lượng công trình ra sao, gồm những hạng mục gì mà chỉ nhìn hình thức bên ngoài thì người ta sẽ nghĩ gì về sự chênh lệch về kinh phí đầu tư của 2 công trình điểm trường trên.

 

Để giải thích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về công trình lớp học ở thôn Sủng Quáng, xã Sủng Máng trị giá 500 triệu đồng, thì bạn đọc cần biết thêm: Bao gồm công trình lớp học và các công trình phụ trợ như bể nước, nhà vệ sinh. Đặc biệt, nội thất bên trong nhà lớp học gồm nhiều trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, đồ chơi, xích đu, đu quay, cầu trượt, bập bênh… Trong đó, chỉ tính riêng phần nội thất và đồ chơi đã lên đến trên 100 triệu đồng, công trình xây dựng kiên cố có tính bền vững lâu dài. Trong khi đó công trình nhà lớp học ghép bằng công nghệ mới ở điểm trường thôn Lẻo Chá Phìn A trị giá 150 triệu đồng chỉ có nhà lớp học gồm 2 phòng học, 1 phòng lưu trú giáo viên, chất lượng công trình sử dụng được 15 năm.

 

Do đó khi Cổng thông tin Điện tử huyện Mèo Vạc đăng tải 2 tấm ảnh và so sánh số tiền đầu tư của 2 công trình trong bài viết là hết sức khập khiễng, sẽ khiến độc giả hiểu nhầm về sự đầu tư của các nhà từ thiện, dẫn đến một huyện nghèo như huyện Mèo Vạc sẽ không những không thu hút được nguồn đầu tư của các tổ chức từ thiện và còn gây bức xúc cho các nhà từ thiện. Và thiệt thòi trên hết là con em đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.






Công trình lớp học ở thôn Sủng Quáng, xã Sủng Máng (Mèo Vạc) được Đoàn từ thiện Hà Nội tài trợ với đầy đủ các hạng mục (nhà lớp học, nhà vệ sinh, bể nước, nhà lưu trú cho giáo viên và trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập).


Bài, ảnh: BÌNH MINH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

15 năm – Một Chương trình đầy ý nghĩa
HGĐT- Thực hiện Chương trình phối hợp giữa T.Ư Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh BĐBP về “Vận động phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ Biên giới” góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân (BPTD); từ truyền thống đoàn kết quân-dân, đặc biệt là tình cảm trách nhiệm của hậu phương đối với Bộ đội Biên phòng, Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc đã Ký kết chương trình phối hợp, kết nghĩa với Bộ
19/12/2014
Thắm tình quân – dân
HGĐT- Trong những năm qua, bên cạnh việc bảo vệ vững chắc đường biên, cột mốc, đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới; cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Bạch Đích còn tham gia giúp đỡ nhân dân xóa đói, giảm nghèo vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống.
19/12/2014
Tiếp bước cha anh, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ
HGĐT- Qua 5 năm thực hiện kế hoạch của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh về tổ chức phong trào “Tuổi trẻ BĐBP tiếp bước cha anh, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ trong BĐBP tỉnh Hà Giang”; các tổ chức cơ sở Đoàn trong BĐBP tỉnh đã bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, cụ thể hóa phong trào sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của đơn vị, địa phương.
19/12/2014
Năm Tình nguyện: Sát thực và thiết thực
Năm 2014 được Ban Bí thư T.Ư Đảng chọn là Năm Thanh niên tình nguyện. Dưới sự dẫn dắt của tổ chức Đoàn, hàng chục triệu lượt thanh niên đã đến những vùng khó khăn, gian khổ để cống hiến. Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Nguyễn Mạnh Dũng trao đổi với báo Tiền Phong về một năm đầy ý nghĩa này.
19/12/2014