Cộng đồng dân cư tiêu biểu trên vùng cực Bắc

09:50, 30/10/2022

BHG - Những năm qua, nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn đã đồng lòng, đoàn kết sát cánh cùng với Đảng bộ, chính quyền trong bảo vệ và xây dựng quê hương. Một trong những nhân tố tạo nên mối đoàn kết, cầu nối giữa Đảng, chính quyền với người dân chính là người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, tiêu biểu nhất phải nhắc đến cộng đồng thôn Lô Lô Chải, thôn đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người nằm dưới chân núi Rồng, xã Lũng Cú.

Các hoạt động trong Lễ Cúng Tổ tiên của dân tộc thôn Lô Lô Chải là một trong những nét đẹp văn hóa, tạo sự gắn kết trong cộng đồng người Lô Lô trong cuộc sống hiện đại.
Các hoạt động trong Lễ Cúng Tổ tiên của dân tộc thôn Lô Lô Chải là một trong những nét đẹp văn hóa, tạo sự gắn kết trong cộng đồng người Lô Lô trong cuộc sống hiện đại.

Thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú có 114 hộ với hơn 500 nhân khẩu, trong đó có 104 hộ là đồng bào dân tộc Lô Lô. Nhiều năm qua, phát huy tinh thần gương mẫu, những NCUT tiêu biểu trong thôn không chỉ chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước mà còn là hạt nhân trong phát triển kinh tế. Bằng uy tín của mình họ đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào trong thôn thực hiện các chương trình xây dựng Nông thôn mới, bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng được cộng đồng dân cư thôn Lô Lô Chải phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.

Trước đây, cộng đồng dân cư thôn Lô Lô Chải xuất phát điểm từ canh tác nông nghiệp, trồng ngô và chăn nuôi nhỏ lẻ, phục vụ gia đình thì đến nay đã tiếp cận những cái mới, đưa văn hóa truyền thống dân tộc trở thành sản phẩm du lịch, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Để đạt được những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương và vai trò của những NCUT trong cộng đồng dân cư. Trong đó, họ đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tham gia tích cực vào các hoạt động của đời sống xã hội; phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch ở địa phương. Tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt việc bảo vệ các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh để phục vụ du khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn như: Cột cờ Quốc gia Lũng Cú; vận động người dân phát huy bản sắc văn hóa dân tộc xây dựng làng văn hóa du lịch  cộng đồng dân tộc Lô Lô. Ngoài ra còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch, sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm nông sản, thực phẩm... gắn liền với hoạt động thương mại, dịch vụ tại các chợ phiên để phục vụ khách du lịch. Mở rộng phát triển các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, homestay. Đến nay, trong thôn đã có gần 30 hộ kinh doanh homestay mang lại thu nhập khá, có hộ có thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, NCUT trong thôn còn chủ động, tích cực vận động người dân bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; cùng các hội, đoàn thể tham gia truyền dạy văn hóa truyền thống trong các đơn vị trường học; truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ; bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn như Lễ cúng Tổ tiên của dân tộc Lô Lô và các trò chơi, văn nghệ dân gian đặc sắc. Tuyên truyền, vận động đồng bào duy trì, bảo tồn các làng nghề truyền thống như thêu trang phục truyền thống; trưng bày các sản phẩm truyền thống của đồng bào phục vụ du khách tại các điểm du lịch.

Với những nỗ lực không ngừng của cả cộng đồng, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn giảm đáng kể, năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của thôn chiếm trên 51%, đến năm 2020 giảm còn trên 8,7%, năm 2021, sau khi rà soát hộ nghèo theo chuẩn mới, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn chiếm 20,7 %. Thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng/năm. Gần 90% hộ trong thôn đạt “Gia đình học tập”; 100% các dòng họ đạt “Dòng họ học tập”, thôn đạt điểm xuất sắc trong xây dựng “Cộng đồng học tập”. Năm 2020, thôn Lô Lô Chải đã được công nhận thôn đạt chuẩn Nông thôn mới. Tháng 8.2022, thôn tiếp tục được công nhận là “Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”. Đây là minh chứng rõ nét cho sự vươn lên phát triển mạnh mẽ của một cộng đồng dân cư vùng cao tiêu biểu; thôn Lô Lô Chải trở thành biểu tượng của các cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số rất ít người trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

Bài, ảnh: MY LY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người có uy tín chung tay đẩy lùi hủ tục
BHG - Như cây Sa mộc sừng sững giữa đại ngàn, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang phát huy tốt vai trò, uy tín trong tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.
29/10/2022
Dự kiến các ngày nghỉ lễ, Tết năm 2023
Năm 2023 dự kiến có 19 ngày nghỉ lễ, Tết, gồm 11 ngày nghỉ chính thức theo quy định và nghỉ bù, nối dài do trùng vào cuối tuần.
29/10/2022
Thị trấn Vị Xuyên ra mắt mô hình Hội CCB giúp đỡ người lầm lỗi, tái hòa nhập cộng đồng
BHG - Chiều 27.10, tại thị trấn Vị Xuyên mô hình Hội CCB tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, đặc xá tái hòa nhập cộng đồng đã được tổ chức ra mắt. Dự buổi lễ có lãnh đạo Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh; lãnh đạo Công an huyện Vị Xuyên.
28/10/2022
Người đi đầu tuyên truyền xóa bỏ hủ tục ở Quang Bình
BHG - Xã Bằng Lang, huyện Quang Bình với đa số đồng bào là dân tộc Tày, ở đây trước kia còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu như: Tang ma kéo dài; cúng tế lễ vật tốn kém; trả lễ cao; tảo hôn... Những hủ tục này làm mất thời gian, tốn kém nhiều của cải, vật chất, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, gây ô nhiễm môi trường… 
28/10/2022