Thôn Chang, điểm du lịch hấp dẫn

16:24, 26/03/2013

HGĐT- Thôn Chang có địa hình như một lòng chảo, nằm cách trung tâm xã Xuân Giang, huyện Quang Bình gần 1 km. Thôn Chang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Khí hậu nơi đây trong lành mát mẻ, phong cảnh hữu tình với những thửa ruộng đan xen đồi núi thấp, với dòng suối róc rách chảy qua.


Thôn Chang là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Tày (dân tộc Tày chiếm 96%). Đồng bào Tày nơi đây vẫn giữ được nét sinh hoạt văn hóa của mình. 100% nhà sàn nơi đây vẫn giữ được những nét truyền thống của nhà sản cổ, từ cách dựng nhà với thế lưng tựa vào núi, mặt hướng ra cánh đồng đến cách bày trí bên trong từ buồng ngủ, bàn thờ, gian bếp, gian tiếp khách và cách trưng bày các dụng cụ sinh hoạt truyền thống đều theo nếp nhà xưa. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Tày thôn Chang vẫn duy trì được nghề đan lát, dệt thổ cẩm, nghề rèn và chế tác nhạc cụ dân tộc. Các làn điệu then, cọi, hát quan làng, hát giao duyên và lễ hội lồng tồng vẫn được giữ gìn và duy trì trong đời sống hàng ngày của bà con nơi đây. Người dân nơi đây có cuộc sống thanh bình, chan hòa và mến khách.

 


             Những ngôi nhà sàn truyền thống ở thôn Chang.

Ẩm thực ở thôn Chang nổi tiếng với nhiều món ăn truyền thống của dân tộc Tày như: Cơm Lam, Măng trúc, Măng mai, thịt Trâu, thịt Lợn hun khói, Cá suối nấu măng chua… Đặc biệt, khi đến với thôn Chang mọi du khách gần xa không thể bỏ qua được món Rêu đá. Món Rêu đá được làm từ Rêu mọc ở những con suối (không phải con suối nào cũng có Rêu và phải là những con suối nước sạch). Sau khi nhặt được Rêu người ta nhặt hết sỏi, lá cây bám trên Rêu, sau đó đập Rêu trên một cái thớt. Khi đã đập kỹ thì bỏ Rêu vào rổ mang ra chỗ nước sạch rũ bỏ những yếu tố bẩn còn sót lại. Sau khi Rêu đã được rửa sạch, người ta vắt khô, bỏ vào nồi dùng dao hoặc kéo cắt nhỏ, cho gia vị rau thơm như húng chó, rau răm, xả…Sau khi gia vị vừa đủ có thể xào hoặc gói lại nướng cho đến khi khô nước thì Rêu chín. Ngoài ra thôn Chang còn là nơi trồng, sản xuất ra những đặc sản nổi tiếng như: Cam sành, Măng, Rượu ngô…Nếu đã từng một lần được đặt chân tới nơi đây, ai cũng muốn quay trở lại.

 

Hiện nay, huyện Quang Bình đã và đang tạo mọi điều kiện và cơ hội thuận lợi bằng cơ chế thông thoáng, ưu đãi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn; tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về du lịch, làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm về du lịch, vận động nhân dân tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phục vụ cho hoạt động du lịch cộng đồng, xây dựng các làng du lịch sinh thái và nếp sống văn minh du lịch trong cộng đồng dân cư. Hy vọng, với mục tiêu đẩy mạnh khai thác du lịch cộng đồng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong tương lai không xa thôn Chang, xã Xuân Giang sẽ có được diện mạo mới, cùng với những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, nghiên cứu, góp phần giải quyết việc làm và tạo ra chuyển dịch mới về cơ cấu kinh tế của thôn cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc./.


MAI HƯƠNG (Sở VH, TT & DL)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nắng Xuân đã hừng lên!
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Sương mù theo từng đợt gió mùa Đông Bắc kéo nhau về phủ mịt mùng rừng đá cao nguyên. Cái rét cắt da, cắt thịt, giá lạnh liên miên thấu lòng người những ngày cuối Đông ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Đã hết mùa hoa Tam giác mạch, hoa Bạc hà cũng sắp tàn nhưng ủ trong sương trời, khí núi khắc nghiệt kia, nụ mận, nụ đào, nụ lê trắng đang cựa mình bật nở, hòa mình
31/01/2013
Chung tay tuyên truyền, góp phần cho du lịch tỉnh nhà phát triển
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Kế hoạch xuất bản hàng tháng của Báo Hà Giang trong thời gian gần đây đã nhiều hơn, phong phú hơn, nội dung viết về du lịch. Nhớ lại, từ năm 2010 trở về trước, tháng có, tháng không, cũng không sao, vì thực tiễn du lịch tỉnh nhà chưa có gì khởi sắc; phóng viên được phân công đi cơ sở về thở dài, “gạo” kém quá anh ạ, không biết có nên “cơm, cháo” gì không?
29/01/2013
Tạo bước chuyển mạnh trong xây dựng CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn
(Xuân Quý Tỵ 2013)- CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức trở thành thành viên của mạng lưới CVĐCTC vào ngày 3.10.2010. Đây là Công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và là Công viên thứ 2 ở khu vực Đông nam Á được GGN công nhận, tạo ra cơ hội mới cho công tác bảo tồn giá trị di sản và phát triển bền vững vùng Cao nguyên đá, song cũng tạo ra trách nhiệm lớn lao của Đảng
29/01/2013
Khơi dậy tiềm năng du lịch trên Cao nguyên đá
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Mèo Vạc là huyện được coi là “vùng lõi” của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐCTC CNĐĐV). Với các điểm du lịch hấp dẫn như Thắng cảnh Quốc gia Mã Pì Lèng, Làng Văn hóa du lịch (VHDL) người Mông tại Tả Lủng B, Làng VHDL của người Lô Lô tại Sảng Pả A, rừng “Hoa đá” tại Lũng Pù, Khâu Vai... tạo cho Mèo Vạc một bức tranh văn hóa đa sắc mầu.
29/01/2013