Làng văn hóa Lũng Cẩm Trên – Điểm du lịch hấp dẫn trên Cao nguyên đá Đồng Văn

15:59, 27/03/2013

HGĐT- Làng văn hóa Lũng Cẩm Trên thuộc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nằm dưới một thung lũng xung quanh là những dãy núi đá tai mèo trùng điệp, có vài chục hộ dân tộc Môngsinh sống tự lâu đời.


Bà con canh tác chủ yếu là trồng ngô trên nương đá và trồng rau, màu dưới thung lũng. Từ một làng nghèo khó trước đây, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự chung tay của các đoàn thể chính trị, xã hội… bà con đãđoàn kết, phát huy tiềm năng, thế mạnh vươn lên xây dựng cuộc sống mới, gắn với xây dựng nông thôn mới từng bước XĐGN nhanh. Đến nay thôn không còn hộ nghèo, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang như: Đường nông thôn, trường học, nhà y tế…nhà ở, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh vv…vừa tiếp cận tốt với nền kinh tế thị trường vừa giữ được các giá trị truyền tống văn hóa vật thể và phi vật thể của cha ông như: Nhà ở, đời sống sinh hoạt, văn hóa, văn nghệ… Đặc biệt làhoạt động du lịch là một trong những điểm hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến với Đồng Văn – mảnh đất cực Bắc của Tổ quốc Việt Nam .
Một số hình ảnh về Làng văn hóa Lũng Cẩm Trên:


Đường bê tông vào làng văn hóadu lịch thôn Lũng Cẩm Trên.



    Những ngôi nhà trình tường đất, hàng rào xếp đá bao quanh truyền thống văn hóa ở của dân tộc Mông hàng ngàn đời nay vẫn được bảo tồn phát triển. Gia đình ông Mua Sé Mua, dân tộc Mông gần 5 đời ở đây… Ông đang trao đổi với khác du lịch về ý nghiã và phương pháp làm nhà trình tường đất của người Mông.


Một trong những bể chứa nước thiên nhiên được bà con xây dùng để phục vụ cho sản xuất và nước uống gia súc trong mùa khô Cao nguyên đá.


Thôn có nhiều nhà nghỉ trọ bình dânbảo đảm cho du khách nghỉ ngơi, ăn uống… thưởng thức các hương vịđặc sản của đồng bào vùng cao.


Mùa nào thứ đó bà con luôn chăm chỉ trồng rau màu bằng phân bón hữu cơ (sạch) để sử dụng.


Các cháu nội của cụ Mua Súa Páo, trước cổng ngôi nhà được lấy làm bối cảnhchính trong bộ phin Việt Nam nổi tiếng: Chuyện của Pao.


Người dân thôn Lũng Cẩm Trên bây giờ không còn xa lạ với chiếc xe máy làm phương tiện đi lại trên Công viên Địa chất toàn cầu.


Những ngôi nhà trình tường đất, bờ rào đá… này đang mở cổng chào đón khách du lịch bốn phương lên với Công viên Địa chất toàn cầu Đồng Văn- Hà Giang.


Phóng sự ảnh: ĐẶNG VƯỢNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nắng Xuân đã hừng lên!
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Sương mù theo từng đợt gió mùa Đông Bắc kéo nhau về phủ mịt mùng rừng đá cao nguyên. Cái rét cắt da, cắt thịt, giá lạnh liên miên thấu lòng người những ngày cuối Đông ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Đã hết mùa hoa Tam giác mạch, hoa Bạc hà cũng sắp tàn nhưng ủ trong sương trời, khí núi khắc nghiệt kia, nụ mận, nụ đào, nụ lê trắng đang cựa mình bật nở, hòa mình
31/01/2013
Tạo bước chuyển mạnh trong xây dựng CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn
(Xuân Quý Tỵ 2013)- CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức trở thành thành viên của mạng lưới CVĐCTC vào ngày 3.10.2010. Đây là Công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và là Công viên thứ 2 ở khu vực Đông nam Á được GGN công nhận, tạo ra cơ hội mới cho công tác bảo tồn giá trị di sản và phát triển bền vững vùng Cao nguyên đá, song cũng tạo ra trách nhiệm lớn lao của Đảng
29/01/2013
Khơi dậy tiềm năng du lịch trên Cao nguyên đá
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Mèo Vạc là huyện được coi là “vùng lõi” của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐCTC CNĐĐV). Với các điểm du lịch hấp dẫn như Thắng cảnh Quốc gia Mã Pì Lèng, Làng Văn hóa du lịch (VHDL) người Mông tại Tả Lủng B, Làng VHDL của người Lô Lô tại Sảng Pả A, rừng “Hoa đá” tại Lũng Pù, Khâu Vai... tạo cho Mèo Vạc một bức tranh văn hóa đa sắc mầu.
29/01/2013
Chung tay tuyên truyền, góp phần cho du lịch tỉnh nhà phát triển
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Kế hoạch xuất bản hàng tháng của Báo Hà Giang trong thời gian gần đây đã nhiều hơn, phong phú hơn, nội dung viết về du lịch. Nhớ lại, từ năm 2010 trở về trước, tháng có, tháng không, cũng không sao, vì thực tiễn du lịch tỉnh nhà chưa có gì khởi sắc; phóng viên được phân công đi cơ sở về thở dài, “gạo” kém quá anh ạ, không biết có nên “cơm, cháo” gì không?
29/01/2013