Vị Xuyên chú trọng phát huy giá trị di sản văn hóa

07:35, 10/02/2022

BHG - Vị Xuyên là nơi lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh, như 2 bảo vật quốc gia: Bia chùa Sùng Khánh và Chuông chùa Bình Lâm có niên đại thời Trần; 5 di sản văn hóa vật thể cấp quốc gia (2 di tích kiến trúc nghệ thuật, 1 di tích khảo cổ; 2 danh lam thắng cảnh); 1 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào sanh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và là địa điểm đặt Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên…

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy.                                                     Ảnh: TƯ LIỆU
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy. Ảnh: TƯ LIỆU

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch hiệu quả chưa cao, công tác kiểm kê nhận diện di sản chưa được tổ chức thường xuyên, số di sản được cấp có thẩm quyền xếp hạng còn ít so với tiềm năng, nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn di sản còn hạn chế… Thực hiện Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, huyện Vị Xuyên đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 25 và Kế hoạch số 19 thực hiện nhiệm vụ được giao. Mục tiêu đến năm 2025, 100% di sản văn hóa phi vật thể của huyện trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được bảo tồn, phục dựng gắn với phát triển kinh tế du lịch. Xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xếp hạng từ 2 đến 3 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. 100% di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng các cấp được quy hoạch, tu bổ, phục hồi gắn với phát triển du lịch. Thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa truyền thống và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại 4 làng văn hóa du lịch cộng đồng. Duy trì và nâng cao chất lượng các lễ hội văn hóa truyền thống, đặc trưng của các dân tộc. Hoàn thành gian trưng bày các sản phẩm văn hóa truyền thống, các kỷ vật chiến tranh của các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên thành điểm tham quan hấp dẫn, tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo, tiêu biểu có sức cạnh tranh cao của huyện.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, huyện đã đề ra các nhóm giải pháp cụ thể như: Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tới nhân dân. Giới thiệu các di sản văn hóa nhằm nâng cao giá trị di sản và tạo sự lan tỏa di sản. Thực hiện khoanh vùng cắm mốc, cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản trên đất đối với các di tích đảm bảo điều kiện theo quy định. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó ưu tiên tu bổ các di tích được công nhận cấp quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và các di tích lịch sử - văn hoá đang có nguy cơ bị hư hại, xuống cấp. Khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu, hiện vật gian trưng bày các sản phẩm văn hóa truyền thống, các kỷ vật chiến tranh của các anh hùng liệt sĩ; hoàn chỉnh trưng bày tại Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên, ứng dụng hiệu quả công nghệ mới trong trưng bày, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu, hiện vật gian trưng bày; xây dựng hồ sơ khoa học những hiện vật có giá trị tiêu biểu đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia. Xây dựng cơ sở dữ liệu của huyện về di sản văn hóa vật thể, triển khai ứng dụng công nghệ số nhằm hỗ trợ trải nghiệm của khách tham quan tại nghĩa trang, các di tích, di sản danh lam thắng cảnh và các điểm du lịch. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo tồn giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc. Tổ chức phục dựng, trình diễn, phổ biến di sản văn hóa truyền thống trong gia đình, cộng đồng. Xây dựng các đội văn nghệ thôn, bản, câu lạc bộ văn nghệ dân gian tại các xã. Khuyến khích đội ngũ nghệ nhân trao truyền bí quyết, kiến thức thực hành di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ; quan tâm việc truyền dạy giá trị di sản văn hóa trong các nhà trường. Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và phát huy Di sản văn hóa Lễ hội Gầu tào, Nhảy lửa đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Triển khai các chương trình, đề án, dự án ứng dụng khoa học, công nghệ để nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các loại hình di sản; nghiên cứu, biên soạn, giới thiệu các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu. Đưa nội dung bảo tồn di sản văn hóa vào hương ước, quy ước hoạt động của làng, bản để cộng đồng cùng cam kết thực hiện. Phát huy vai trò Hội nghệ nhân dân gian trong cộng đồng. Thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, mê tín dị đoan, bài trừ các hủ tục trái với thuần phong, mỹ tục truyền thống của dân tộc. Phát huy giá trị di sản văn hóa để tạo thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức cạnh tranh cao trong phát triển du lịch. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch nghiên cứu, khám phá, mạo hiểm... Xây dựng cơ chế, chính sách, tập trung các nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc. Thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, quản lý khai thác các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, hỗ trợ cho sưu tầm bảo tồn phát huy giá trị di sản, xây dựng thành các sản phẩm du lịch đặc trưng…

Tin tưởng rằng, với sự quyết tâm của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền, sự hưởng ứng của cộng đồng, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện Vị Xuyên sẽ đạt được những kết quả quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bài, ảnh: Nguyễn Hoài (Sở VHTT&DL)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sự tích cây nêu
Xuân 2022 - Ngày xưa, ở lưng chừng núi hẻo lánh phía Bắc, có một làng người Dao với vài nóc nhà, cuộc sống gắn liền với nương rẫy, di cư quanh vùng. Dưới chân núi, là một làng người Tày với khoảng hơn chục nóc nhà, họ sống nhờ cày cấy với mấy thửa ruộng ven theo con suối chảy qua giữa làng.
31/01/2022
Độc đáo bánh Tết truyền thống của người Tày Yên Minh
BHG - Bên những dãy núi cao quanh năm mây phủ, những dòng sông uốn lượn, nơi đồng ruộng thênh thang trĩu hạt, người Tày Hà Giang đã định cư sinh sống từ bao đời nay. Trên những thửa ruộng bậc thang của quê hương, họ đã cùng người Dao, người Mông… trồng cấy để tạo nên những hạt gạo thơm ngon phục vụ bữa ăn hàng ngày và làm ra những loại bánh truyền thống đặc sắc…
31/01/2022
Hà Giang cùng đất nước vào Xuân
BHG - Nhân dịp Xuân mới Nhâm Dần 2022, Báo Hà Giang nhận được nhiều tâm tư, cảm xúc của bạn đọc gần xa. Một trong số đó là bài thơ Hà Giang cùng đất nước vào Xuân của tác giả Lê Quang Minh. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
31/01/2022
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ
BHG - Thôn Lùng Vài xã Phương Độ có tổng số 75 hộ dân, 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trong những năm qua, phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế, với độ cao hơn 700 mét so với mặt nước biển, có khu rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ quanh năm đây là điều kiện phù hợp cho người dân trong thôn trồng cây thảo quả dưới tán rừng. Tận dụng lợi thế đó, những năm qua người dân trong thôn đã phát triển mạnh diện tích trồng thảo quả, nhờ đó đời sống người dân được nâng lên. Cùng với đó, bản sắc văn hóa của người dân nơi đây được giữ gìn, trong đó có Lễ cấp sắc.
30/01/2022