Thổ Nhĩ Kỳ - Syria: Phương Tây có can thiệp quân sự?

06:26, 17/10/2012
Liệu các nước Phương Tây có muốn mở một cuộc can thiệp quân sự để dứt điểm sự giằng co hiện nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria?

Qua những tuyên bố của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có thể thấy, dù họ tỏ ra cứng rắn, nhưng vẫn để ngỏ một đường rút, nghĩa là chỉ tiến hành chiến tranh nếu cần thiết. Thực tế thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng không được lợi gì khi tham gia vào lò lửa vốn đã rất nóng bỏng của cuộc nội chiến ở Syria. Nhưng cuộc khủng hoảng này kéo dài đã hơn 19 tháng qua và bất chấp những biện pháp cấm vận, trừng phạt của Phương Tây, hay sự hỗ trợ từ tiền bạc lẫn quân sự của họ cho lực lượng đối lập, lực lượng này vẫn không đánh bại được tổng thống Assad.
 
Lầu 5 góc cho biết, quân đội Mỹ đã được triển khai tại biên giới Jordani - Syria nhằm xây dựng một sở chỉ huy tiền phương tại Jordani và nâng cao khả năng chiến đấu trong trường hợp bạo lực leo thang tại khu vực biên giới với Syria.
 
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Nato tại Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Mỹ đang phối hợp với Jordani để theo dõi các địa điểm cất giữ vũ khí hóa học của Syria và giúp Jordani đối phó với làn sóng tỵ nạn Syria tràn qua biên giới.
 
Ông Leon Panetta, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ: “Chúng tôi đang phối hợp với Jordani để kiểm soát các địa điểm giữ vũ khí hóa học của Syria và cố gắng xác định một phương thức hiệu quả nhất để đối phó với bất cứ diễn biến nào trong khu vực. Chúng tôi cũng giúp các nước này nâng cao khả năng quốc phòng để thích ứng với mọi tình huống. Đó là lý do binh lính Mỹ có mặt tại đây.”
 
Sự triển khai của quân đội Mỹ xung quanh Syria khiến người ta nghĩ tới khả năng Mỹ đã tăng cường sự can dự vào cuộc khủng hoảng kéo dài đã 19 tháng qua ở Syria, mặc dù Washington đã bác bỏ mọi lời dự đoán về một hành động quân sự trực tiếp vào nước này.
 
Cũng tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng NATO, người ta nghe thấy những tiếng nói cứng rắn về khả năng Nato sẽ can dự sâu hơn vào cuộc khủng hoảng hiện nay, sau khi những xung đột biên giới nổ ra giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Anders Fogh Rasmussen, Tổng Thư ký Nato: "Thổ Nhĩ Kỳ có quyền được bảo vệ theo luật quốc tế. Tôi nói thêm rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền dựa vào tình đoàn kết của Nato. Chúng tôi đã có mọi kế hoạch để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp cần thiết.”
 
Tuyên bố của ông Rasmussen để ngỏ một lựa chọn mở cho sự can dự trực tiếp của Nato vào tình hình hiện nay. Thực tế thì các nước thành viên  châu Âu trong Nato đã chuẩn bị cho khả năng được huy động tham gia vào một chiến dịch của Nato tại Syria hay chưa? Đây được cho là vấn đề không chỉ liên quan tới nhân lực mà còn cả vấn đề tài chính trong một cuộc chiến tranh chắc chắc sẽ hao tiền tốn của.
 
Liệu toàn bộ 28 thành viên Nato có hoàn toàn đồng thuận với việc khởi động chiến tranh? Theo đại ông Lê Hồng Quang, phóng viên thường trú của Đài THVN tại Bỉ: “Theo dõi các diễn biến tại châu Âu, cho tới lúc này, tôi không cảm thấy châu Âu có ý định can thiệp gì vào cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Dĩ nhiên là ở châu Âu, qua các tuyên bố của giới lãnh đạo châu Âu được công khai trong suốt cuộc khủng hoảng Syria, họ luôn lên tiếng bày tỏ sự không đồng tình với các biện pháp hà khắc mà chính quyền Syria đang áp dụng với dân chúng. Liên minh châu Âu đã nhiều lần khẳng định, ông Assad phải từ chức. Cũng theo logic này, đối với cuộc xung đột tay đôi hiện nay, châu Âu đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Cho đến nay, châu Âu vẫn chỉ lên tiếng kêu gọi hai bên kiềm chế. Tổng thống Pháp tỏ ý lo ngại rằng nếu các bên không kiềm chế thì xung đột sẽ lan rộng ra cả Liban và Jordani nữa. Ông Francois Hollande cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã kiềm chế đúng mực và điều này cũng có lợi cho cả Syria. Nếu xảy ra chiến tranh giữa hai nước, khả năng quốc tế hoá xung đột là rất cao với sự tham gia của nhiều bên sẽ rất bất lợi cho chính quyền Syria. Vậy nên, cho đến lúc này chưa một nước châu Âu nào tỏ ý là sẽ can thiệp vào chuyện giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.”
 
Hơn nữa, trong 4 năm (2008 - 2012), ngân sách quốc phòng của các nước châu Âu là thành viên NATO đã giảm 22 tỷ USD. Chuyện này có liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay ở châu Âu, bởi khi kinh tế khó khăn thì tiền cho quốc phòng cũng bị giảm bớt.
 
Còn theo Đại tá Lê Thế Mẫu - nhà phân tích các vấn đề quốc tế, đối với vấn đề nội chiến Sirya, Mỹ tuy đóng vai trò quyết định, nhưng họ sẽ không đi tiên phong mà hành động theo học thuyết “lãnh đạo từ phía sau” của Tổng thống Mỹ Barack Obama, bởi Mỹ đã có bài học cay đắng ở Libya.
 
Mời Quý vị theo dõi Video sau để hiểu rõ hơn về nguy cơ chiến tranh và sự lan nhanh của tình trạng bất ổn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Sirya. 
 

< object id=Object1 name=single1 classid=clsid:D27CDB6E-AE6D-11cf-96B8-444553540000 width=460 height=255> wmode="transparent" allowfullscreen="true" allowscriptaccess="always"
bgcolor="undefined" src="../../Content/player/player.swf" name="single2"
id="single2" type="application/x-shockwave-flash">< /object>

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nga: "Giải pháp Syria phải trong khuôn khổ HĐBA"
Ngày 28/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định những nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria ở bên ngoài LHQ sẽ gây ra những hậu quả hủy diệt cho cả Syria lẫn trật tự thế giới hiện thời.
29/09/2012
Tàu hải quân Trung Quốc đã tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư
Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận rằng các tàu hải quân của nước này đã tuần tra và huấn luyện quân sự trong vùng nước quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trong tuần qua.
28/09/2012
Obama nói về các điểm nóng tại Đại hội đồng LHQ
Sáng 25/9 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu quan trọng trước hàng chục nguyên thủ quốc gia và nhiều thủ tướng chính phủ, ngoại trưởng, trưởng đoàn 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ) trong phiên thảo luận toàn thể chung tại Đại hội đồng LHQ.
26/09/2012
Xét tuyển ĐH, CĐ 2012: Xét tuyển thí sinh học trường PTDTNT vào ĐH, CĐ chính quy
Hôm nay (25/9), Bộ GD&ĐT có văn bản gửi các sở GD&ĐT, các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ về việc xét tuyển thí sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú vào ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012.
26/09/2012