Chuyên gia WHO ủng hộ tiếp tục tiêm bổ sung vaccine

14:09, 19/08/2022

Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra khuyến nghị tiêm vaccine bổ sung lần hai để tăng cường hệ miễn dịch cho những người dễ bị tổn thương trước dịch Covid-19.

Ngày 18/8, nhóm Cố vấn Chiến lược Miễn dịch (SAGE) của WHO cho rằng ngoài những người đã được tiêm liều vaccine cơ bản, thường bao gồm 2 mũi, và những người đã được tiêm liều bổ sung lần một, có một số đối tượng nên được tiêm bổ sung lần hai.

Ảnh minh họa các loại vaccine ngừa Covid-19.
Ảnh minh họa các loại vaccine ngừa Covid-19.

Chuyên gia cao cấp của SAGE, Joachim Hornbach nói: “Chúng tôi đưa ra khuyến nghị này dựa trên cơ sở quan sát sự suy giảm của hệ miễn dịch, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra”.

Trước đó, SAGE đã khuyến nghị mọi người trưởng thành đều nên tiêm bổ sung vaccine ngừa Covid-19 sau 4-6 tháng tiêm liều một (thường bao gồm 2 mũi).

Trong thông báo mới nhất, các chuyên gia SAGE nhấn mạnh việc tiêm bổ sung lần hai nên được thực hiện sau 4-6 tháng của lần một và chỉ áp dụng đối với “nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất”.

Nhóm này bao gồm phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như bệnh về hệ miễn dịch, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim phổi… Ngoài các đối tượng này, các nhân viên y tế cũng cần được tiêm bổ sung vaccine lần hai.

Các chuyên gia của SAGE cũng cảnh báo sự phát triển của các biến thể virus, đặc tính của mỗi biến thể và diễn biến của dịch bệnh sẽ rất khó dự báo trong thời gian tới, do tình trạng suy giảm miễn dịch đối với những người đã nhiễm bệnh và sự suy giảm hiệu lực của vaccine trên toàn cầu.

Các khuyến nghị về việc tiếp tục tiêm bổ sung được dựa trên các loại vaccine ngừa Covid-19 hiện có. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng sẽ tiếp tục đánh giá các sản phẩm mới do các hãng sản xuất vaccine đang phát triển, như của Moderna hay Pfizer, nhằm vào các biến thể mới có khả năng lây lan và biến đổi nhanh.

Theo nhandan.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

WHO kêu gọi cảnh giác sau khi chó bị lây bệnh đậu mùa khỉ từ người
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá: "Tình huống nguy hiểm nhất xảy ra khi virus di chuyển trong quần thể động vật có vú nhỏ với mật độ động vật cao", sau trường hợp lây truyền từ người sang chó đầu tiên được phát hiện. Đây là loài động vật đầu tiên được ghi nhận bị nhiễm bệnh từ người.
18/08/2022
Cựu thủ tướng Israel: Vợ tôi sửng sốt khi quay lại Việt Nam sau 27 năm
Cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak nhận định Việt Nam đang đi đúng hướng trên mọi khía cạnh, đồng thời hội tụ 2 yếu tố thiết yếu để thực hiện “bước nhảy vọt về phía trước”.
18/08/2022
Tình hữu nghị được dự báo bởi một nhà văn hoá
BHG - Lịch sử quan hệ quốc tế dường như chưa từng có 2 dân tộc cách xa nhau nửa vòng trái đất mà lại tạo dựng được mối liên hệ, tình hữu nghị thuỷ chung, trong sáng, hết lòng giúp đỡ nhau như Việt Nam – Cuba. Các bạn Cuba có lý khi cho rằng, mối tình hữu nghị keo sơn ngày nay giữa 2 quốc gia đã được nhà yêu nước – nhà tư tưởng kiệt xuất – nhà văn hoá lớn Hôsê Mácti (José Martí, 1835 – 1895)dự báo từ thế kỷ 19. Nung nấu lý tưởng giải phóng đất nước Cuba khỏi chế độ thực dân Tây Ban Nha, ông đã bôn ba đến hầu hết các nước châu Mỹ, tới nhiều thủ đô ở châu Âu để quan sát, nghiên cứu, tìm đường cứu nước. Về Hoa Kỳ, ông có nhận xét: “Tôi đã sống trong bụng con quỷ, nên biết hết gan ruột của nó”!
17/08/2022
Vaccine COVID-19 mới, có thể chống nhiều biến thể được cấp phép sử dụng tại Anh
Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho một loại vaccine COVID-19 nhắm tới cả biến thể gốc và biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
16/08/2022