Thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế ở Bắc Mê

13:38, 15/08/2023

BHG - Hiện nay, huyện Bắc Mê có 77 mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại và mô hình sản xuất rau, quả tại các xã Phú Nam, Giáp Trung, Yên Phong, thị trấn Yên Phú; nuôi trồng thủy sản tại xã Thượng Tân; trồng nghệ tại xã Minh Ngọc, Minh Sơn, Yên Định, Phú Nam, Đường Hồng, Yên Cường; nuôi cá đặc hữu (Bỗng, Lăng chấm) của Hợp tác xã Trung Hiếu, xã Thượng Tân; trồng và sản xuất tinh dầu Hồi tại một số thôn của xã Đường Âm, Đường Hồng, thị trấn Yên Phú; liên kết với nhân dân trồng, chế biến tinh bột Nghệ của Hợp tác xã nông, lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn, xã Minh Ngọc…

Anh Nguyễn Văn Bằng (phải) có thu nhập cao từ mô hình nuôi ba ba.
Anh Nguyễn Văn Bằng (phải) có thu nhập cao từ mô hình nuôi ba ba.

Để phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế, huyện Bắc Mê đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới toàn thể người dân hiểu, nhận thức đúng, đủ, tầm quan trọng của việc phát huy hiệu quả mô hình kinh tế trong xã hội; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế cũng như linh hoạt bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế đang gặp khó khăn; hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện, tạo động lực kinh tế với động lực tinh thần, khơi dậy phong trào phát triển kinh tế trong nhân dân; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc chế biến, bảo quản các sản phẩm nông - lâm - thủy sản để giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; đổi mới phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; phát huy các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kinh nghiệm cho người dân một cách có chiều sâu; rà soát, xử lý nghiêm các sản phẩm không đảm bảo chất lượng…

Đến thăm mô hình nuôi ba ba của anh Nguyễn Văn Bằng, thôn Bản Loan, xã Yên Định, anh chia sẻ: Qua tìm hiểu thông tin, nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương phù hợp với nuôi ba ba, tôi đã đi một số địa phương khác để học tập kinh nghiệm nuôi. Năm 2018, tôi mua 500 con giống Ba ba gai từ tỉnh Yên Bái. Qua 3 năm tỷ lệ sống đạt khoảng 60%, trọng lượng đạt từ 2 – 2,5 kg và xuất bán ra thị trường với mức giá trung bình khoảng 500 nghìn đồng/kg. Đến nay, tôi đã xuất bán trên 100 kg. Trong quá trình vừa nuôi vừa học kinh nghiệm, nay tôi đã tự nhân giống được 500 trứng Ba ba gai; tháng 3.2023, tôi nuôi thêm 300 giống Ba ba trơn. Do hợp khí hậu, nguồn nước nên ba ba phát triển tốt. Chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi ba ba, anh Bằng tâm sự: Để nuôi ba ba có hiệu quả, trước hết bể nuôi phải xây dựng đúng tiêu chuẩn có mực nước sâu khoảng 1,5 – 2 m, đáy ao xây dựng sao cho có độ nghiêng dần về cống thoát nước, góc ao phải có lối cho ba ba bò lên khu đất trống để phơi nắng khi cần thiết; nước trong ao, bể luôn sạch, vào mùa Đông để bèo nhiều giúp hút chất bẩn trong nước và che ấm cho ba ba, mùa Hè thì vớt bớt bèo đi tạo thông thoáng cho ba ba phát triển; giống phải có ngoại hình mập, da bóng, không bị dị tật hay nhiễm bệnh; thức ăn nuôi ba ba cần đảm bảo chất lượng, những ngày thời tiết mát mẻ ba ba ăn khỏe hơn nên có thể tăng thêm khẩu phần ăn, khi trời nóng lượng thức ăn giảm; thường xuyên theo dõi ba ba để phát hiện kịp thời những triệu chứng lạ, chữa trị sớm, mỗi tháng khoảng 2 - 3 lần trộn lẫn thức ăn cùng với thuốc phòng dịch, bệnh cho ba ba…

Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê, Lý Hải Vĩnh, cho biết: Nhìn chung các mô hình kinh tế đã được tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất và bước đầu hoạt động hiệu quả, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển KT – XH trên địa bàn. Với mục tiêu phát triển số lượng, củng cố và nâng cao chất lượng của các mô hình kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống trong nhân dân, phát triển đa dạng các sản phẩm gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Bắc Mê chỉ đạo các ban, ngành chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân đổi mới các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương và thị trường tiêu thụ; có những cơ chế, chính sách linh hoạt hỗ trợ; xây dựng các mô hình đảm bảo thân thiện với môi trường; chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai; liên kết ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất; liên kết tiêu thụ sản phẩm; xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm, từng bước mở rộng quy mô hoạt động của các mô hình kinh tế…

Có thể nói, việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế ở Bắc Mê nói riêng và toàn xã hội nói chung là định hướng đúng đắn tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thị trường tiêu dùng; tạo công ăn, việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ
BHG - Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ (FiBL) và Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế  (IFOAM), năm 2000 thị trường sản phẩm hữu cơ thế giới chỉ đạt 18 tỷ USD, đến năm 2018 doanh thu đã vượt mốc 100 tỷ USD; năm 2021 tăng mạnh lên 188 tỷ USD, và năm 2022 ước đạt 208 tỷ USD. 
14/08/2023
Phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với du lịch
BHG - Với đặc trưng về tiểu vùng khí hậu, tỉnh ta có nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch nông nghiệp. Từ đó, tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng, phục vụ nhu cầu của du khách, góp phần nâng cao đời sống cho nông dân, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.
14/08/2023
Quản Bạ chủ động kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
BHG - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Huyện Quản Bạ đã chủ động tìm kiếm các tổ chức, doanh nghiệp để kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương do bà con các dân tộc làm ra. Qua đó, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trên địa bàn.
14/08/2023
Quyết tâm đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông
BHG - Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư, huy động nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng KT – XH, nhưng tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ những rào cản, nút thắt; nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đặc biệt, huy động và cân đối nguồn lực tạo đột phá giao thông theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII.
11/08/2023