Thoát nghèo từ Nghị quyết 05

16:19, 17/05/2023

BHG - Sau 2 năm cải tạo vườn tạp, chị Hậu Thị Hương, thôn Nà Ác, xã Phú Linh (Vị Xuyên) đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá với thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua lao động sản xuất của địa phương.

Chị Hậu Thị Hương, thôn Nà Ác, xã Phú Linh (Vị Xuyên) chăm sóc vườn Dưa hấu.
Chị Hậu Thị Hương, thôn Nà Ác, xã Phú Linh (Vị Xuyên) chăm sóc vườn Dưa hấu.

Chị Hậu Thị Hương sinh năm 1984, trong gia đình nông dân nghèo. Sau khi kết hôn, 2 vợ chồng chị quyết định ở lại quê nhà Phú Linh làm ăn, gây dựng cuộc sống. Tuy nhiên, do thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, kinh nghiệm, gặp rủi ro trong chăn nuôi nên đời sống vô cùng khó khăn. Năm 2021, chị Hương được vay 30 triệu đồng để cải tạo vườn tạp theo Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam Sành giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Chị Hương đầu tư trồng Dưa hấu, các loại rau ngắn ngày, nuôi gà giống địa phương. Để tránh rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, chị Hương chịu khó tham gia các lớp tập huấn, tham quan mô hình tại các địa phương trong huyện học tập kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Có thời gian rỗi, chị lên mạng tìm hiểu cách làm ở các nơi khác. Nhờ chăm chỉ lao động, mảnh vườn nhỏ của chị đã cho thu hoạch. Dưa hấu được mùa, thương lái vào mua tận nhà, các loại rau thường xuyên bán cho trường học và người dân trên địa bàn. Những khoản thu nhập đầu tiên, chị tiếp tục tái đầu tư, mua thêm đất đồi, mở rộng diện tích trồng Dưa hấu, trồng thêm Thanh long ruột đỏ, gừng và nhiều loại rau, củ theo mùa, tăng quy mô đàn gà, vịt.

Tháng 5, chúng tôi đến thăm mô hình cải tạo vườn tạp tiêu biểu của xã Phú Linh khi ruộng Dưa hấu của chị Hương đang vào mùa thu hoạch. Chị Hương chia sẻ: “Mỗi cây dưa được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho quả có trọng lượng trên 2kg; giá bán từ 15 - 20 nghìn đồng/kg, tôi trồng gối vụ để thu hoạch được nhiều hơn. Đợt vừa rồi nắng nóng và mưa dông khiến một số diện tích dưa bị hỏng, nhưng lứa dưa này, tôi đã bán được trên 10 triệu đồng; dưa sạch, không đủ để bán, những quả còn lại giữa vườn là xã Phú Linh đặt để chuẩn bị tham gia gian hàng trưng bày sản phẩm địa phương tại Đại hội Nông dân huyện sắp tới”.

Bí thư Đảng ủy xã Phú Linh, Nguyễn Quốc Cường cho biết: “Trong số 37 hộ của xã đăng ký cải tạo vườn tạp theo Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh trong năm 2021 - 2022 thì mô hình của chị Hậu Thị Hương là một trong những mô hình tiêu biểu nhất. Năm 2022, tổng thu nhập của gia đình chị Hương đạt trên 100 triệu đồng và vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá”.

“Bàn tay ta làm nên tất cả/có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, từ “cú hích” của Nghị quyết 05, cùng với nỗ lực, quyết tâm của gia đình chị Hương, mảnh vườn đồi toàn cây tạp trước đây đã trở thành mô hình kinh tế tiêu biểu, mang lại giá trị, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thôn Cán Chu Phìn sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng
BHG - Thôn Cán Chu Phìn, xã Cán Chu Phìn (Mèo Vạc) có trên 90 ha rừng, trong đó có gần 60 ha cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) với số tiền được chi trả mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí này giúp thôn có thêm nguồn lực đầu tư cho các hoạt động phát triển thôn, góp phần xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.
17/05/2023
BIDV Hà Giang đánh giá việc triển khai hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31 của Chính phủ
BHG - Chiều 16.5, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Hà Giang tổ chức hội nghị đánh giá triển khai hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31 của Chính phủ. Tới dự có lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh...
16/05/2023
Hoàng Su Phì phát triển sản phẩm OCOP theo hướng linh hoạt, phù hợp
BHG - Với lợi thế về tiểu vùng khí hậu, Hoàng Su Phì có nhiều sản phẩm nông nghiệp, nông thôn có tiềm năng trở thành sản phẩm OCOP, đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh chương trình OCOP theo hướng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, gắn với nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm để chương trình phát huy hiệu quả một cách bền vững.
16/05/2023
Nâng cao giá trị kinh tế rừng
BHG - Tỉnh ta có tổng diện tích đất lâm nghiệp lớn, chiếm 72,69% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là tiềm năng, lợi thế trong phát triển KT-XH và đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.
15/05/2023