Phụ nữ xã Pố Lồ vươn lên làm chủ kinh tế

10:29, 19/04/2023

BHG - Nhiều năm qua, được sự hỗ trợ từ các nguồn vốn của T.Ư, của tỉnh, huyện cùng với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng, chị em hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã Pố Lồ (Hoàng Su Phì) phấn đấu vươn lên, tích cực thi đua lao động sản xuất để phát triến kinh tế, giảm nghèo. Đời sống hội viên từng bước được cải thiện, vươn lên làm chủ kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Chị Dền Thị Bẩu (phải) thôn Pố Lồ, xã Pố Lồ cải tạo vườn tạp, trồng rau xanh mang lại thu nhập khá.
Chị Dền Thị Bẩu (phải) thôn Pố Lồ, xã Pố Lồ cải tạo vườn tạp, trồng rau xanh mang lại thu nhập khá.

Pố Lồ là xã biên giới của huyện Hoàng Su Phì, với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng số hội viên phụ nữ của xã là 626 hội viên. Những năm qua, đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội khác, Hội Phụ nữ xã không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chị em hội viên tích cực tham gia vào chương trình xoá đói giảm nghèo của địa phương. Đồng thời, thực hành tiết kiệm, chi tiêu hợp lý trong gia đình, thi đua lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn vay vốn để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.

Đặc biệt, Hội Phụ nữ xã đã sáng tạo trong công tác chỉ đạo triển khai các phong trào thi đua, cuộc vận động và nhiệm vụ trọng tâm, mang lại những kết quả tích cực. Cụ thể như: Ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh sử dụng mạng xã hội như Zalo, facebook… để tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên tham gia công tác hội. Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức như Dự án Plan hỗ trợ các hoạt động trên địa bàn để lồng ghép thực hiện nhiệm vụ. Phát động thực hiện “Ống tiết kiệm 3 sạch”, tại thôn Cóc Có, Cóc Mui Thượng, Thu Mưng được tổng 9 nhóm tiết kiệm, mỗi nhóm 12 thành viên. Đến nay, đã luân chuyển được 26 hộ, số tiền quay vòng được 99 triệu đồng. Duy trì hoạt động mô hình “Tổ phụ nữ liên kết nuôi lợn nái luân chuyển” mang lại thu nhập cao cho chị em hội viên, phụ nữ. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện làm tốt công tác ủy thác. Hiện, tổng dư nợ do Hội quản lý là 3,8 tỷ đồng/3 tổ với 96 hội viên được vay vốn.

Nuôi Dúi giúp gia đình chị Tải Thị Mín (trái), thôn Đông Rìa vươn lên thành hộ điển hình trong phát triển kinh tế.
Nuôi Dúi giúp gia đình chị Tải Thị Mín (trái), thôn Đông Rìa vươn lên thành hộ điển hình trong phát triển kinh tế.

Chị Dền Thị Bẩu, thôn Pố Lồ, xã Pố Lồ trước đây chị không có việc làm ổn định, chỉ làm vài mảnh ruộng, nuôi vài con gà, lợn giống như bao hộ khác trong thôn. Đầu năm 2022, được sự vận động của Hội Phụ nữ xã hỗ trợ thực hiện cải tạo vườn tạp, chị đã chủ động cải tạo gần 500 m2 vườn bỏ hoang để trồng rau xanh. Nhờ sự cần cù, chịu khó, đến nay khu vườn của chị Bẩu luôn xanh mướt màu của sự no ấm với trên 10 loại rau như: Rau Muống, rau Bí, Dưa chuột, rau Cải, Cà chua, hành lá… Chị Bẩu chia sẻ: Trước đây bản thân chưa nhận thức được rằng phụ nữ cũng nên có kinh tế độc lập nên hầu hết mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào chồng. Bây giờ, ngày nào tôi cũng có rau để bán, mỗi tháng có thêm được khoảng 2-3 triệu đồng. Mặc dù số tiền kiếm được chưa nhiều, nhưng cũng đủ để trang trải những thứ cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài trồng rau, chị còn nuôi thêm trâu, gà và 2 nái lợn. Số tiền thu được từ chăn nuôi, trồng trọt giúp chị Bẩu có thêm động lực để tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữa.

Cách đây 5 năm, nhận thấy không thế để đói nghèo đeo bám mãi, chị Tải Thị Mín, thôn Đông Rìa bàn với chồng mạnh dạn đầu tư hệ thống chuồng trại chăn nuôi kiên cố, nuôi 200 con Dúi. Nhờ sự kiên trì, cần mẫn, đến nay, với giá bán Dúi thịt khoảng 370-380 nghìn đồng/kg, mỗi tháng gia đình chị thu về được gần 10 triệu đồng. Chị còn đầu tư chăn nuôi thêm bò, trâu, ngựa và 10 con lợn cho thu nhập ổn định mỗi năm. Hiện, chị là một trong những hội viên tiêu biểu, đi đầu trong phát triển kinh tế của xã Pố Lồ. Chị Mín cho biết: Từ khi chủ động về kinh tế, tôi cũng đã có thể chăm lo tốt hơn cho gia đình, đồng thời cùng chồng chia sẻ khó khăn. Đây cũng là điều tôi chia sẻ với em phụ nữ trong thôn để họ mạnh dạn thay đổi, dám nghĩ, dám làm, làm chủ bản thân, làm chủ kinh tế.

Chị Đặng Thị Nòi, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Pố Lồ cho biết: Chị em phụ nữ nông thôn hầu hết đều chưa mạnh dạn thay đổi, sợ thất bại, một số còn trông chờ, ỉ lại nên kinh tế chậm phát triển. Tuy nhiên, đến nay, vị thế phụ nữ ngày càng được nâng cao với nhiều tấm gương chủ động, không ngại khó. Họ vừa có thể chăm lo tốt cho gia đình, vừa làm kinh tế hiệu quả. Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, vai trò của phụ nữ đã được phát huy tối đa trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Với tinh thần chủ động, ham học hỏi, sáng tạo trong lao động sản xuất đã giúp nhiều cá nhân vươn lên thoát nghèo, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Bài, ảnh: MY LY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cải tạo vườn tạp làm đến đâu chắc đến đó
BHG - Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân; với quan điểm “làm đến đâu chắc đến đó”, “không nóng vội, không thành tích” cùng sự chăm chỉ, cần cù, nhiều hộ nông dân đã gặt hái được “quả ngọt” từ những mảnh vườn tạp.
18/04/2023
Bứt phá các chỉ tiêu kinh tế
BHG - Xác định năm 2023 là năm bản lề thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, tuy chịu ảnh hưởng về biến động giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào; áp lực lạm phát, chi phí sản xuất tăng cao; việc tổ chức triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia gặp nhiều vướng mắc… nhưng tỉnh ta đã linh hoạt triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt nhiều kết quả quan trọng trong quý I, tạo tiền đề vững chắc để bứt phá các chỉ tiêu kinh tế.
17/04/2023
Dấu ấn quan trọng đối với phong trào Hợp tác xã của Việt Nam
BHG - Ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công năm 1945, ngày 11.4.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư kêu gọi điền chủ, nông gia Việt Nam tham gia Hợp tác xã nông nghiệp. Trong thư Bác Hồ viết:“Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế lấy canh nông làm gốc... nông dân giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”; “nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần phải có Hợp tác xã”; “... Hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh, thì khó nhọc ít mà lợi ích nhiều”. Trong thư, Người kêu gọi: “Hỡi đồng bào điền chủ nông gia, anh em ta ai chẳng mong được đầy đủ, giàu có, ai chẳng mong cho nước thịnh dân cường. Vậy chúng ta hãy mau mau chung vốn góp sức, lập nên Hợp tác xã nông nghiệp ở khắp nơi; từ làng mạc cho đến tỉnh thành đâu đâu cũng phải có Hợp tác xã”.
17/04/2023
Quản Bạ nỗ lực thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn
BHG - Giảm nghèo bền vững là một trong những chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước. Tại huyện Quản Bạ những năm qua các cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo đến an sinh xã hội, giảm nghèo, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ thiết yếu.
16/04/2023