"Bức tranh" kinh tế trong đại dịch - Kỳ cuối: Quyết sách mạnh mẽ cho hành trình phát triển

07:10, 27/12/2021

BHG - Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, cũng là năm đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 của ĐBQH và HĐND các cấp, năm đầu triển khai kế hoạch phát triển KT – XH 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, bởi thế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, đề án quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ KT – XH, tạo nền tảng vững chắc cho hành trình phát triển của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa là chủ trương lớn của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong ảnh: Quảng bá sản phẩm OCOP tại các gian hàng trưng bày sản phẩm của tỉnh.
Phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa là chủ trương lớn của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong ảnh: Quảng bá sản phẩm OCOP tại các gian hàng trưng bày sản phẩm của tỉnh.

Chuyển đổi số là một trong những chủ trương lớn của tỉnh hướng đến mục tiêu tạo đột phá, động lực để phát triển KT – XH. Để triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp và đặt ra mục tiêu chuyển đổi số cho cả giai đoạn, ngày 29.10.2021, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Các cấp, ngành và người dân đã “tăng tốc” chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đạt nhiều kết quả quan trọng: Ký kết họp tác với Tập đoàn FPT về chuyển đổi số; thành lập 7 tổ công tác chuyển đổi số; xây dựng định hướng khung kế hoạch 24 tháng chuyển đổi số tổng thể, toàn diện trên địa bàn tỉnh; khảo sát đánh giá thực trạng chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; đào tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho lãnh đạo 3 cấp; hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử; phối hợp với Công ty Base - FPT xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-202. Có 20/20 đơn vị cấp tỉnh có tỷ lệ sử dụng chữ ký số cá nhân đạt trên 90%, 8/11 huyện có tỷ lệ sử dụng chữ ký số cá nhân đạt trên 60%.

Sản xuất dược phẩm tại Nhà máy Dược phẩm Bông Sen Vàng (Bắc Quang). 						Ảnh: BIỆN LUÂN
Sản xuất dược phẩm tại Nhà máy Dược phẩm Bông Sen Vàng (Bắc Quang). Ảnh: BIỆN LUÂN

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh: Tỉnh Hà Giang sẽ huy động tối đa nguồn lực cho chuyển đổi số tổng thể và toàn diện. Trong đó, đặc biệt ưu tiên xây dựng hệ thống chính quyền số để nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho tất cả tổ chức, cá nhân. Tỉnh ta có thể tận dụng cơ hội này vươn lên, khẳng định mình và thay đổi vị thế. Chuyển đổi số cũng là cơ hội để chúng ta có thể thay đổi chính mình trong vòng một vài thập kỷ tới. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, tỉnh Hà Giang khó có thể thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn như hiện nay. 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, thực hiện giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Giữ gìn biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Phấn đấu xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp đặc trưng hàng hóa; đến năm 2030 là tỉnh có KT – XH khá trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh có KT – XH trung bình khá của cả nước. Cụ thể hóa mục tiêu này, trong năm, Tỉnh ủy đã ban hành 17 nghị quyết, chương trình chuyên đề; UBND tỉnh ban hành trên 50 kế hoạch, đề án chuyên đề triển khai thực hiện phát triển KT – XH năm 2021 và giai đoạn 2021 — 2025, tiêu biểu như: Nghị quyết Phát triển du lịch, chuyển đổi số, thu hút đầu tư, cải cách hành chính, phát triển hạ tầng thương mại, phát triển lâm nghiệp, phát triển nông nghiệp đặc trưng, bảo tồn giá trị văn hóa, xóa bỏ hủ tục... Đồng thời, UBND tỉnh phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH; chủ động, linh hoạt “nới lỏng” các hoạt động phát triển phù hợp với điều kiện, tình hình dịch bệnh và đảm bảo các điều kiện an toàn phòng, chống dịch. Tổ chức các đoàn công tác đi làm việc, kiểm tra thực tế việc triển khai nhiệm vụ tại các địa phương, đơn vị; đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn; quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách, cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư.

Bước vào năm 2022 với nhiều thuận lợi: Kết quả phát triển KT – XH năm 2021 làm tiền đề; kinh nghiệm, khả năng thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid – 19 và tỷ lệ tiêm phòng vắc – xin Covid -19 tăng lên; quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và các quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt. Các nghị quyết chuyên đề giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai thực hiện với các kế hoạch, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ cụ thể. Chuyển đổi số tạo ra những thay đổi tích cực trong các ngành, lĩnh vực; sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có cơ hội tăng trưởng tốt; du lịch thích ứng an toàn, hiệu quả; các thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Giang và các viện, tập đoàn lớn trên các lĩnh vực KT - XH được thực hiện; một số dự án đầu tư ngoài ngân sách về du lịch, đô thị được triển khai... sẽ tạo ra nguồn lực, động lực lớn thúc đẩy kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Trong bối cảnh nhiều thuận lợi và thử thách đan xen, để thích ứng linh hoạt, an toàn, phòng chống dịch hiệu quả trong tình hình mới, tỉnh đặt ra 32 chỉ tiêu phát triển KT – XH chủ yếu, trong đó phấn đấu: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 7,5%; tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng; thu ngân sách Nhà nước đạt 2.800 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 13.500 tỷ đồng; giá trị sản phẩm trồng trọt thu hoạch bình quân/ha đất canh tác đạt 55 triệu đồng; giảm 5.700 hộ nghèo, tỷ lệ giảm 3%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 50,2%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90,7%.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh: Để nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh sớm đi vào thực tiễn, đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, các cấp, ngành phải quyết tâm chính trị cao, thống nhất tư tưởng và hành động trong lãnh, chỉ đạo, quản lý điều hành, nâng cao trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, nắm bắt thời cơ, phấn đấu thực hiện cao nhất mục tiêu, nhiệm vụ KT - XH năm 2022 trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung một số giải pháp trọng tâm: Tập trung nguồn lực ưu tiên phòng, chống dịch Covid-19; ban hành nghị quyết lãnh đạo, triển khai, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2022 kịp thời, sát thực tiễn địa phương; quyết liệt giải phóng mặt bằng; tăng cường thu hút đầu tư; đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tập trung giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các đột phá chiến lược, các chương trình, đề án trọng tâm của tỉnh. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đổi mới tác phong làm việc, sâu sát cơ sở, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2022, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Bài, ảnh:  BIỆN LUÂN


Cùng chuyên mục

"Bức tranh" kinh tế trong đại dịch - Kỳ 2: "Lửa thử vàng, gian nan thử sức"

BHG - Dịch Covid – 19 là "phép thử" mạnh đối với sự phát triển KT – XH của tỉnh, đặc biệt trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Trong gian khó, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, kiên định "mục tiêu kép", tỉnh đã từng bước khống chế dịch bệnh, phục hồi kinh tế với nhiều kết quả ấn tượng.

26/12/2021
Tri ân khách hàng – Hoạt động nhân văn hàng năm của Công ty Điện lực Hà Giang

BHG - Tháng 12 hàng năm là thời điểm bận rộn đối với cán bộ, công nhân viên, người lao động của Công ty Điện lực Hà Giang, trong đó có hoạt động Tri ân khách hàng với nhiều việc làm cụ thể, ý nghĩa, thiết thực nhằm tri ân, hỗ trợ khách hàng là hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh.

26/12/2021
Chủ động và đảm bảo công tác thu chi dịch vụ môi trường rừng hiệu quả

BHG - Hiện nay tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên 458.314ha, chiếm 99,6% diện tích rừng toàn tỉnh, thuộc quản lý của 15 chủ rừng là tổ chức, 32.667 chủ rừng là hộ gia đình/cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư được giao rừng và 1.917 cộng đồng dân cư trên địa bàn 193 xã/phường/thị trấn nhận khoán bảo vệ rừng (BVR).

26/12/2021
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng trở lại

Liên Bộ Công thương-Tài chính vừa thông báo điều chỉnh giá xăng, dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 25/12. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 470 đồng, RON 95 tăng 400 đồng, dầu tăng tối đa 240 đồng một lít.

25/12/2021