Bắc Quang thiệt hại hơn 2.700 tấn cam Sành

17:34, 22/02/2021

BHG - Từ đầu tháng 2 đến nay, nhiều diện tích cam Sành trên địa bàn huyện Bắc Quang bị rụng quả, khiến các nhà vườn thiệt hại hơn 2.700 tấn cam Sành. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại 4 xã: Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo, Đông Thành, Thượng Bình và thị trấn Việt Quang với gần 940 ha bị ảnh hưởng/477 hộ dân bị thiệt hại.

Nông dân thôn Khuổi Niếng, xã Đông Thành xót xa trước cảnh cam Sành rụng hàng loạt.
Nông dân thôn Khuổi Niếng, xã Đông Thành xót xa trước cảnh cam Sành rụng hàng loạt.

Nguyên nhân được nhận định là do thời gian qua, trên địa bàn huyện Bắc Quang có mưa kéo dài, kèm theo sương muối; thời tiết thay đổi đột ngột làm cho quả cam bị sốc nước, gây nấm mốc, dẫn đến thối và rụng quả với số lượng lớn. Hơn nữa, sang Xuân, thời tiết ấm lên, chu kỳ xuân hóa của cây bắt đầu, vì vậy, cây cam tự điều chỉnh sinh lý để huy động dinh dưỡng cho chu kỳ mới, dẫn tới hiện tượng rụng quả. Cùng với đó, do ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu Covid-19 khiến sức mua giảm nên diện tích cam chưa thu hoạch còn tương đối lớn…

Trước thực tế trên, Thường trực UBND huyện Bắc Quang đã chủ trì buổi họp với các cơ quan, đơn vị bàn giải pháp tiêu thụ sản phẩm cam Sành và khắc phục tình trạng cam rụng. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp quan trọng, như: Rà soát toàn bộ diện tích cam trồng không đúng quy hoạch và mục đích sử dụng đất. Đồng thời, đánh giá lại diện tích, năng suất, sản lượng cam Sành giai đoạn 2010 – 2015 (thời điểm cung phù hợp với cầu, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân) để tính toán diện tích cam phù hợp với từng xã, thị trấn…

Hiện nay, huyện Bắc Quang có hơn 4,3 nghìn ha cam Sành, trong đó, gần 3,8 nghìn ha đang cho thu hoạch. Ước sản lượng cam Sành niên vụ 2020 – 2021 lên đến 41,6 nghìn tấn. Từ đầu vụ đến nay, toàn huyện mới tiêu thụ khoảng 13.000 tấn cam Sành (tương đương 31%); giá cam dao động từ 5 – 10 nghìn đồng/kg.

Tin, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lao Chải đa dạng các mô hình kinh tế giúp người dân thoát nghèo

BHG - Là xã biên giới của huyện Vị Xuyên với 100% dân số là đồng bào Mông, trước đây, người dân xã Lao Chải chủ yếu sản xuất theo tập quán truyền thống, phụ thuộc nhiều vào diễn biến thời tiết nên đời sống còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, với sự năng động của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ phát triển, đa dạng hóa các mô hình kinh tế đã giúp người dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

 

21/02/2021
Khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp đặc sản

BHG - Từ quyết sách quan trọng của UBND tỉnh, sản phẩm nông nghiệp (NN) đặc sản đang có những bước tiến quan trọng để khẳng định vị thế, uy tín trên thị trường và xây dựng niềm tin với khách hàng.

 

21/02/2021
Những công trình "mang mùa Xuân" về bản

BHG - Đồng bào miền cực Bắc Hà Giang cùng nhân dân cả nước vừa trải qua những ngày thật đặc biệt - vui Tết, đón Xuân trong tình hình mới. Dịch bệnh Covid - 19 tái bùng phát ngay trước Tết cổ truyền đã tác động lớn đến tâm tư, tình cảm của nhân dân. Nhưng vượt lên tất cả, người dân tỉnh ta đồng lòng chống dịch, đón Xuân an toàn và Tết này vui hơn khi nhiều tuyến giao thông huyết mạch được hoàn thiện, đường về bản Xuân này thênh thang hơn.

 

20/02/2021
Vững tin trước thềm Xuân

Hoàng Su Phì hôm nay có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc.Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn và đạt được nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. 

19/02/2021