Góp phần vào thắng lợi chung của ngành Nông nghiệp

08:37, 12/01/2018

BHG - Mặc dù sản xuất nông, lâm nghiệp trong năm 2017 diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi; việc triển khai thực hiện mô hình còn gặp nhiều khó khăn; … tuy nhiên, với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các Trạm khuyến nông cơ sở đã góp phần vào thắng lợi chung của ngành Nông nghiệp của tỉnh.

Trong năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện được 39 mô hình sản xuất. Nhìn chung các mô hình thực hiện đảm bảo thời vụ, quy mô, chất lượng; năng suất, hiệu quả kinh tế đều tăng hơn so với đại trà từ 15-20%, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, được người dân, chính quyền cơ sở đánh giá cao về tất cả các tiêu chí (đối tượng, quy mô, năng suất, chất lượng…). Các mô hình đầu tư có thu hồi để tái đầu tư được triển khai đúng kế hoạch và tổ chức thu hồi theo quy định. Một số mô hình đang nhân rộng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trạm Khuyến nông thực hiện 107 mô hình về trồng trọt và chăn nuôi. Các trạm chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn chỉ đạo cán bộ nông nghiệp các xã, thị trấn tăng cường bám sát cơ sở, hướng dẫn và đôn đốc các hộ dân thực hiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các mô hình, chương trình khảo nghiệm đã gắn với chủ trương phát triển các sản phẩm hàng hóa có lợi thế ở từng vùng, miền, nâng cao giá trị sản xuất, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. Áp dụng các biện pháp đồng bộ theo hướng thâm canh, áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP.

Tổng kết, đánh giá Mô hình thâm canh ngô (thuộc Dự án JICA) tại xã Hùng An, huyện Bắc Quang. 	Ảnh: Nông Bình Nhu (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
Tổng kết, đánh giá Mô hình thâm canh ngô (thuộc Dự án JICA) tại xã Hùng An, huyện Bắc Quang. Ảnh: Nông Bình Nhu (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

Một số mô hình khuyến nông tiêu biểu có hiệu quả đã và đang được nhân rộng như: Huyện Đồng Văn với mô hình trồng bắp cải trái vụ 2 ha, năng suất trung bình 30 tấn/ha, lợi nhuận thu từ 50-60 triệu đồng/ha; hiện nay, nhân rộng được 19,4 ha/7 xã, thị trấn; mô hình trồng ớt gió 2 ha, năng suất 15 tạ/ha, thu lợi nhuận 150 triệu đồng/ha; từ mô hình chăn nuôi bò vỗ béo thực hiện thành công năm 2015, đến nay, đã có 567 hộ áp phương pháp vỗ béo để phát triển chăn nuôi bò thành hàng hóa, thu lợi nhuận từ 3-4 triệu đồng/con sau 3 tháng vỗ béo. Huyện Vị Xuyên thực hiện 4 mô hình cơ giới hóa trong sản xuất (mạ khay, máy cấy); vụ Xuân 35 ha tại xã Linh Hồ, Tùng Bá, Việt Lâm; vụ Mùa 40 ha tại xã Linh Hồ, Đạo Đức, Việt Lâm; qua tổng kết cho thấy, năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha, cao hơn đại trà 1,8 tạ/ha, giảm chi phí trên 5 triệu đồng/ha so với cấy thủ công. Huyện Quang Bình thực hiện chương trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng máy gặt đập vào sản xuất nhằm giảm chi phí sức lao động; đến nay, toàn huyện có hơn 5.000 máy làm đất, gần 3.000 máy thu hoạch, hơn 100 máy chế biến thức ăn... Thành phố Hà Giang thực hiện mô hình sản xuất rau công nghệ mới (rau hữu cơ), diện tích 4,2 ha, 17 nhà lưới; dự kiến cung ứng ra thị trường 25,4 tấn rau, thu lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng. Huyện Hoàng Su Phì thực hiện mô hình “Thử nghiệm giống lúa thuần Thiên ưu 8 tại các chân ruộng không chủ động nước trong vụ Mùa” tại 3 xã Tụ Nhân, Pố Lồ, Chiến Phố, năng suất đạt 59 tạ/ha, qua tổng kết cho thấy giống Thiên ưu 8 phù hợp với các chân ruộng không chủ động nước;...

Trong năm, Trung tâm Khuyến nông tổ chức được 58 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 2.132 lượt người tham gia. Nội dung chủ yếu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ thuật trồng, chăm sóc một số cây dược liệu, rau hữu cơ và kỹ thuật canh tác lúa, ngô, đậu tương... Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố tập huấn được 1.318 lớp cho 46.130 lượt người tham gia. Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, nông dân nâng cao về kỹ năng, trình độ sản xuất.

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông còn phối hợp với Báo Hà Giang, Đài PT-TH tỉnh thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, xuất bản ấn phẩm khuyến nông…

Trong năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phấn đấu hoàn thành tốt các chương trình khuyến nông của Trung ương phục vụ cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Làm tốt chức năng tham mưu cho tỉnh về lĩnh vực khuyến nông, góp phần thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Đề án nửa triệu con gia súc, Kế hoạch chiến lược phát triển chuỗi giá trị trâu, bò tỉnh Hà Giang giai đoạn  2016-2020. Tổ chức thực hiện tốt các mô hình khuyến nông hàng năm và đẩy mạnh tuyên truyền nhân rộng các mô hình có hiệu quả tập trung vào các cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương.

LƯƠNG ANH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tổng kết công tác vận động, quản lý nguồn vốn ODA năm 2017

BHG - Ngày 10.1, tại phòng họp Thường trực UBND tỉnh, Ban vận động ODA tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, quản lý nguồn vốn ODA năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban vận động ODA tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành thành viên Ban vận động. 

10/01/2018
Nguyễn Viết Chiển khởi nghiệp từ nghề thiết kế nội thất

BHG - Năm 2017, khi tròn 30 tuổi, Nguyễn Viết Chiển, phường Nguyễn Trãi (thành phố Hà Giang) xin nghỉ việc Nhà nước, thực hiện đam mê thiết kế nội thất và làm biển quảng cáo. Với nỗ lực không mệt mỏi, hiện nay, anh đã là chủ xưởng quảng cáo tại tổ 9, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, đem lại thu nhập ổn định, tạo việc làm cho hàng chục nhân công.

10/01/2018
Xã Cán Tỷ phát triển mạnh Mô hình nuôi lợn nái luân chuyển

BHG - Những năm qua, để giúp đỡ hội viên (HV) vươn lên trong cuộc sống, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Cán Tỷ (Quản Bạ) đã vận dụng tốt các chương trình, chính sách hỗ trợ để giúp HV phụ nữ phát triển chăn nuôi, sản xuất. Trong đó, Mô hình nuôi lợn nái luân chuyển đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho HV khó khăn tham gia sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo. 

10/01/2018
Phát triển nghề trồng nấm trên địa bàn thành phố Hà Giang

BHG - Với lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn lao động, những năm gần đây, nghề trồng nấm trên địa bàn thành phố Hà Giang bắt đầu phát triển mạnh trong các hộ nông dân. Tuy nhiên, chủng loại giống còn ít, chưa phong phú; chủ yếu nấm Rơm, nấm Sò. Xuất phát từ tình hình trên, để đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người trồng nấm và hình thành vùng phát triển nấm theo hướng hàng hóa tập trung, an toàn, bền vững...

10/01/2018