Quang Bình phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ sở chế biến nông, lâm sản

06:44, 05/07/2017

BHG- Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của tỉnh về sản xuất hàng hóa tập trung, các cơ sở chế biến nông, lâm sản trên địa bàn huyện Quang Bình đã được xây dựng và có những bước phát triển tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho người lao động.

Cơ sở sản xuất giống lúa và kinh doanh nông nghiệp tại trung tâm huyện Quang Bình đang hoàn thiện.
Cơ sở sản xuất giống lúa và kinh doanh nông nghiệp tại trung tâm huyện Quang Bình đang hoàn thiện.

Theo thống kê cho thấy, hiện nay toàn huyện Quang Bình đã xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm sản gồm: Cơ sở chế biến chè chất lượng cao gắn với trung tâm giới thiệu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa du lịch của huyện ở thôn Nà Tho, xã Tân Bắc; cơ sở sản xuất sản phẩm thương hiệu rượu ngô Quang Bình; nhà máy sản xuất gạo chất lượng cao; nhà máy sản xuất giống lúa chất lượng cao và cung ứng máy vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện có tổng số 35 cơ sở chế biến và kinh doanh lâm sản, trong đó có 20 cơ sở chế biến ván bóc, 15 cơ sở xẻ thuê và đóng đồ mộc. Các cơ sở đều có dây chuyền sản xuất ván bóc, đảm bảo việc thu mua, bao tiêu và chế biến sản phẩm lâm sản cho người dân trên địa bàn huyện được ổn định và góp phần tăng thu nhập cho người dân. Các cơ sở chế biến nông, lâm nghiệp thu hút hàng trăm lao động, tạo việc làm cho người dân địa phương. Hầu hết các cơ sở chế biến được xây dựng quy mô, với dây chuyền hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ người dân địa phương và các huyện lân cận. 

Lĩnh vực thu mua, chế biến lúa có 1 doanh nghiệp thực hiện là Công ty TNHH MTV Quang Anh, mỗi năm thu mua, chế biến hàng trăm tấn lúa trên địa bàn huyện và các huyện bạn trong tỉnh. Công ty này đã đầu tư hệ thống nhà xưởng khá quy mô, máy chế biến khá đồng bộ gồm máy xay xát, sấy lúa bằng lò điện với công suất chế biến hàng nghìn tấn/năm. Công ty đang hướng tới mở rộng ra các huyện bạn để thu mua sản phẩm lúa và sản xuất đại trà. Cùng với đó, cơ sở sản xuất rượu ngô mang nhãn hiệu Quang Bình cũng được xây dựng quy mô; cơ sở hạ tầng, nhà xưởng khá hiện đại, hiện nay đã và đang đi vào sản xuất với chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng. Về chế biến chè, trên địa bàn huyện có gần 500 máy sao chè mi ni theo quy mô gia đình, thêm khoảng chục cơ sở chế biến chè như: Nhà máy sản xuất chế biến của HTX Xuân Mai, xã Xuân Minh; Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển chè Quang Bình xây dựng HTX Cao nguyên, xã Tiên Nguyên và một số cơ sở chế biến chè ở các xã Hương Sơn, Yên Bình. Tại thôn Nà Tho, xã Tân Bắc, Công ty xây dựng 1 cơ sở chế biến khá quy mô, công trình được đầu tư xây dựng từ tháng 12.2014, với tổng nguồn vốn gần 10 tỷ đồng, trên diện tích 5.300m2 gồm các hạng mục: Nhà sản xuất chè tươi 1.300m2, kho tinh chế đóng gói chè 500m2, kho nông sản đầu mối 700m2, nhà trưng bày sản phẩm nông sản 200m2, khu văn phòng 400m2 và khu sân phơi, đường nội bộ, cây xanh 2.200m2. Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay cơ sở đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, máy móc đảm bảo cho việc hoạt động, chế biến chè chất lượng cao để tiêu thụ ra thị trường.

Cùng với đó, các cơ sở chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ phát triển khá mạnh. Toàn huyện có 35 cơ sở chế biến và kinh doanh lâm sản, trong đó có 20 cơ sở chế biến gỗ bóc, với sản lượng gần 12.000 m3, 15 cơ sở xẻ thuê và đóng đồ mộc. Vì vậy thu nhập từ việc chế biến và kinh doanh lâm sản của người dân trên địa bàn hàng năm cũng đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Cuối tháng 10.2016, Công trình xây dựng cơ sở sản xuất lúa giống và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp được khởi công xây dựng tại tổ 3, thị trấn Yên Bình, do Công ty TNHH An Đạt Thành, chi nhánh tại Hà Giang làm chủ đầu tư. Cơ sở được xây dựng trên tổng diện tích 3.500m2, gồm các hạng mục như: Khu đóng gói và bảo quản hạt giống; khu kinh doanh máy nông nghiệp; khu dịch vụ thu mua, với tổng vốn đầu tư trên 9 tỷ đồng. Vùng lúa giống được quy hoạch rộng trên 100 ha tại các xã Tân Bắc, Bằng Lang, Xuân Giang, Vĩ Thượng, sản xuất trên 3 bộ giống lúa Nhị ưu 986, lúa lai 2 dòng Việt lai 20 và Lúa thuần Hương biển 3. Đến thời điểm này, công trình đã và đang hoàn thiện, dự kiến toàn bộ khu nhà xưởng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 10.2017. Trao đổi với phóng viên, anh Trần Hữu Đạt, Giám đốc Công ty An Đạt Thành cho biết: Trước mắt công ty đang hoàn thiện kho kinh doanh máy nông nghiệp để đưa vào sử dụng trong tháng 5 này, tháng 6 hoàn thiện kho bảo quản và kinh doanh thóc giống và các tháng còn lại từ nay đến cuối năm 2017 sẽ lắp đặt toàn bộ dây chuyền lò sấy thóc và kho lạnh...

Trao đổi với phóng viên, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết: Chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản theo hướng bền vững của huyện Quang Bình đã và đang từng bước hình thành và phát triển quy mô ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; có năng suất, chất lượng, hiệu quả, xây dựng thương hiệu uy tín với khả năng cạnh tranh cao. Cùng đó, sử dụng hợp lý và khai thác quỹ đất để phát triển các vùng chuyên canh cây nông nghiệp tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Từ đó, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Hiện nay, huyện đang tiếp tục triển khai thêm các vùng nguyên liệu tập trung như vùng cây ăn quả, vùng rau sạch, vùng nguyên liệu chè, thảo quả, nuôi gia súc, gia cầm... để hình thành một số vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn huyện, góp phần tạo việc làm cho người dân, đồng thời tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân... 

Hiến Chương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thảo đánh giá mức độ phù hợp của tài liệu "Hướng dẫn hoạt động khuyến nông"

BHG- Ngày 29.6, Sở NN&PTT tổ chức Hội thảo đánh giá mức độ phù hợp của tài liệu "Hướng dẫn hoạt động khuyến nông" thuộc chương trình dự án JICA giai đoạn I (2016 - 2017) tại tỉnh Hà Giang. 

30/06/2017
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến làm việc với Đoàn tư vấn JICA Nhật Bản

BHG- Sáng 29.6, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn tư vấn JICA Nhật Bản do ông Takuy Nakagawa làm Trưởng đoàn về các công tác chuẩn bị thực hiện Dự án vay vốn phát triển nông thôn dựa vào kết quả. Dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

29/06/2017
Agribank Quản Bạ đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp

BHG- Bằng nhiều biện pháp tích cực, chủ động rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, tập trung vốn cho khách hàng tốt, tiềm năng; mở rộng tín dụng có hiệu quả vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khách hàng truyền thống, tín nhiệm, Agribank Quản Bạ đã đạt nhiều chỉ tiêu về doanh số, phục vụ hài lòng khách hàng.

29/06/2017
Xã Lũng Cú nỗ lực xây dựng Nông thôn mới

BHG- Là một trong 2 xã điểm của huyện Đồng Văn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Tính đến hết năm 2016, xã Lũng Cú đạt 11/19 tiêu chí và với mục tiêu sẽ đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2018. 

29/06/2017