Phòng giao dịch Bắc Vị Xuyên: Góp phần đầu tư, sản xuất,kinh doanh của khách hàng

08:14, 26/10/2016

BHG- Là đơn vị trực thuộc Agribank huyện Vị Xuyên, tập thể cán bộ, nhân viên Phòng giao dịch Agribank Bắc Vị Xuyên trong 9 tháng đầu năm đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng vốn của ngân hàng đã thực sự mang lại hiệu quả, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng cho vay.

Giao dịch với khách hàng tại trụ sở Phòng Giao dịch.
Giao dịch với khách hàng tại trụ sở Phòng Giao dịch.

Nằm trên địa bàn phường Nguyễn Trãi (TP Hà Giang), Phòng giao dịch Agribank Bắc Vị Xuyên có nhiệm vụ phụ trách các xã phía Bắc của huyện và mở rộng khách hàng ở một số phường của TP Hà Giang. Từ đầu năm đến nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn; nhưng với nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, Phòng đã đạt được một số kết quả cơ bản. Trong đo, việc huy động vốn trong cộng đồng dân cư cả nội tệ và ngoại tệ đạt 34 tỷ đồng gồm cả nguồn vốn huy động không kỳ hạn (6 tỷ 502 triệu đồng) nguồn vốn huy động có kỳ hạn (27 tỷ 999 triệu đồng) đã góp phần tạo nguồn vốn ổn định, bền vững trong hoạt động kinh doanh. Đến hết tháng 9, tổng dư nợ của Phòng đạt 73 tỷ 100 triệu đồng, đạt 98,74% kế hoạch giao, tăng 323 triệu đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 16 tỷ 414 triệu đồng, dư nợ trung hạn và dài hạn chiếm 56 tỷ 655 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu còn cao trên 3% so với quy định của ngành. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Việt Dũng cho biết: Từ nay đến hết tháng 12, Phòng Giao dịch Agribak Bắc Vị Xuyên đã xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp nghiệp vụ để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1%. Để đạt được tỷ lệ nợ xấu xuống thấp ngoài việc đôn đốc cán bộ tín dụng thì cần tăng cường hơn nữa việc quản lý nguồn vốn, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn khách hàng thực hiện các phương án kinh doanh, sản xuất...

Thực hiện Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Phòng đã cho vay và giải ngân với tổng số 1 tỷ 060 triệu đồng cho 16 hộ ở các xã: Phong Quang, Thuận Hòa, Kim Thạch, Phú Linh, để các hộ mua 53 con trâu, bò. Bước đầu khi triển khai cho vay theo nghị quyết, ngân hàng đã nhận được sự vào cuộc và phối hợp nhịp nhàng của chính quyền các xã trên địa bàn phụ trách. Cán bộ các ban, ngành chức năng của xã đã phối hợp với cán bộ Phòng Giao dịch xuống tận thôn, bản và hộ để thẩm định nắm tình hình. Khi xét thấy các gia đình có nhu cầu vay vốn đúng đối tượng theo nghị quyết đề ra, đủ điều kiện thì tiến hành lập thủ tục và giải ngân kịp thời, đáp ứng được nhu cầu về vốn cho khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cho vay theo Nghị quyết 209 còn một số tồn tại từ phía đối tượng được vay vốn như tiến độ làm chuồng trại, trồng cỏ còn chậm so với tiến độ giải ngân. Việc thông tin 2 chiều giữa ngân hàng với chính quyền một số xã chưa kịp thời trong triển khai thực hiện nghị quyết.

Từ đầu năm đến nay, mặc dù còn gặp những khó khăn nhất định; một số chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch nhưng những kết quả như trên cũng cho thấy nguồn vốn từ Phòng Giao dịch Agribank Bắc Vị Xuyên đã góp phần không nhỏ vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh của đối tượng khách hàng khu vực nông thôn, giúp họ từng bước nâng cao đời sống, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo; góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn được phụ trách.

An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chủ trương phát triển vật liệu xây không nung bao giờ thực sự vào cuộc sống?

BHG- Đầu năm 2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 645/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây không nung. Mục tiêu đặt ra nhằm hạn chế, đi đến xóa bỏ hoàn toàn các loại lò sản xuất gạch đất sét nung thủ công, công nghệ lạc hậu. Theo lộ trình, từ tháng 4.2013, các công trình đầu tư bằng ngân sách phải sử dụng vật liệu không nung (VLKN). Thế nhưng, đã qua thời điểm bắt buộc, nhiều chủ công trình gần như không hề biết đến sự tồn tại của chủ trương này.

26/10/2016
Phụ nữ trên quê hương núi Đôi giúp nhau phát triển kinh tế

BHG- Trong câu chuyện về xây dựng Nông thôn mới, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Quản Bạ, Ngô Thị Minh, hồ hởi giới thiệu về những tấm gương điển hình phụ nữ ở vùng Cao nguyên đá đang phát triển kinh tế gia đình hiệu quả. Từ những đôi bàn tay đảm đang, nhiều mô hình kinh tế, cách làm hay được chị em truyền nhau nhân rộng. 

25/10/2016
Quang Bình: Khởi công xây dựng cơ sở sản xuất lúa giống và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp

BHG - Chiều 25.10, UBND huyện Quang Bình tổ chức Lễ khởi công xây dựng cơ sở sản xuất lúa giống và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Triệu Tài Phong, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, lãnh đạo Công an tỉnh, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện…

25/10/2016
Cơ hội để phụ nữ thoát nghèo từ nuôi lợn nái luân chuyển

BHG- Sau khi con lợn nái được tặng đẻ lứa đầu tiên, chủ hộ sẽ có trách nhiệm tặng lại một hộ nghèo khác 1 con lợn nái đủ tiêu chuẩn xuất chuồng, đảm bảo làm nái sinh sản (khoảng 10kg/con), được Hội LHPN xã và cán bộ thú y thẩm định và tiêm phòng. Mô hình "Chăn nuôi lợn nái luân chuyển" của Hội LHPN tỉnh đang mang lại hiệu quả thiết thực với trên 300 hộ được tặng lợn giống, giúp các hội viên từng bước thoát nghèo.  

25/10/2016