Hà Giang

Phát triển nông nghiệp "sạch": Hướng đi tất yếu thời hội nhập

21:00, 21/10/2016

BHG - Là tỉnh cực Bắc của Tổ quốc với nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) khi địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt vào mùa Đông; trình độ SXNN nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự liên kết, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch, bảo quản kém, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú... Điều này, đặt ra cho ngành Nông nghiệp (NN) Hà Giang nhiều thách thức trước cơ hội hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.

Ông Lưu Tiến Long (ngoài cùng, bên phải), thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình) giới thiệu về vườn cam được chăm sóc theo tiêu chuẩn ViêtGAP.
Ông Lưu Tiến Long (ngoài cùng, bên phải), thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình) giới thiệu về vườn cam được chăm sóc theo tiêu chuẩn ViêtGAP.

Nắm bắt xu thế thời kỳ hội nhập, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp người dân tăng thu nhập, hiện nay tỉnh ta đang chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp (SPNN) hữu cơ để chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Trong Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, tập trung chú trọng phát triển nhóm sản phẩm: Cam, chè, dược liệu, bò, ong và sản phẩm lâm nghiệp từ trồng rừng kinh tế; đây là những sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Chủ trương của tỉnh là áp dụng KHKT, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để giảm chi phí, bảo vệ môi trường, cải tạo vườn cam, chè để phát triển sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngành chức năng đặt ra yêu cầu đối với những diện tích cây trồng được quy hoạch vào phát triển sản phẩm VietGAP phải đảm bảo đúng quy trình sản xuất, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, sản phẩm biến đổi gen.

Bên cạnh đó, liên kết giữa “4 nhà”: Nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà nông, nhà doanh nghiệp là nhân tố quan trọng để tăng sức cạnh trang cho sản phẩm trên thị trường; tỉnh ta đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý và nhiều cơ chế thông thoáng để mời gọi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN; mục đích để tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo chất lượng từ khâu chọn giống, kỹ thuật canh tác, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Hiện, đã có một số công ty đầu tư phát triển trồng cây dược liệu, y học bản địa, chuối, gấc, rau sạch... nhiều HTX chế biến chè hoạt động hiệu quả và phát triển theo tiêu chuẩn VieetGAP; sản phẩm cam Sành, chè Shan tuyết Hà Giang đủ sức đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác tiếp cận, dự báo thị trường, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại..., cũng được ngành chức năng quan tâm thực hiện; sản phẩm NN Hà Giang ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng.

Trao đổi với phóng viên về phát triển NN trong xu thế hội nhập hiện nay, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Đức Vinh cho biết: “Tập trung đầu tư, phát triển nông nghiệp (PTNN) hữu cơ là một xu thế tất yếu thời kỳ hội nhập; bởi hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới đều hướng đến sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe. Nếu NN không phát triển đúng hướng, chưa nói đến việc có thể xuất khẩu được sang các nước trên thế giới mà chính chúng ta sẽ thua trên “sân nhà”, khi hàng hóa chất lượng của các nước tràn ngập thị trường nội địa. Bên cạnh đó, muốn PTNN bền vững, các địa phương phải vào cuộc quyết liệt từ việc tạo cơ chế, chính sách, tuyên truyền đến người dân chính sách khuyến khích PTNN của tỉnh đến việc tổ chức sản xuất hiệu quả, không thể phó mặc cho người dân. Sản xuất nông nghiệp thời hội nhập, nhất thiết phải gắn với doanh nghiệp đầu tư và củng cố các HTX đảm bảo bao tiêu sản phẩm, đầu tư KHKT để sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng, mẫu mã... tăng sức cạnh tranh”.

 Mặc dù còn rất nhiều khó khăn để phát triển nền NN bền vững, đáp ứng thị trường, nhưng hướng đi của NN tỉnh nhà đang tạo ra nhiều cơ hội để SPNN Hà Giang đủ sức trong “cuộc chơi” hội nhập hiện nay.

BIỆN LUÂN- YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thẩm định và xét công nhận xã Xuân Giang đạt chuẩn NTM năm 2016

BHG - Chiều 20.10, tại xã Xuân Giang (Quang Bình), Hội đồng thẩm định và xét công nhận xã đạt chuẩn xây dựng NTM của tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm định và xét công nhận xã Xuân Giang đạt chuẩn NTM năm 2016. 

21/10/2016
Người tiên phong trồng Thanh long đỏ, lập trại bò trên đất Phong Quang

BHG - Xã Phong Quang (Vị Xuyên) là một thung lũng bằng phẳng, nằm trải rộng dưới những ngọn núi răng cưa bao quanh; nơi đây là một trong những mảnh đất phù hợp với nhiều loại cây trồng và phát triển chăn nuôi. Một trong những loại cây trồng phù hợp ở đây là Thanh long đỏ (Thanh long ruột đỏ), và chăn nuôi bò. 

21/10/2016
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành "Hà Giang"

Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành "Hà Giang" nổi tiếng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

20/10/2016
Tổ dịch vụ hỗ trợ "cực nhanh" ở Vị Xuyên

BHG- Trước những nhu cầu cấp thiết của người dân về được hỗ trợ trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt; tháng 5.2016, UBND huyện Vị Xuyên quyết định thành lập Tổ dịch vụ Hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp (NLN). 

20/10/2016